Trương quang huy hoàngPhùng Hà ChâuThảo PhươngNh Phùng Mai Phương ThảoTrần Đức AnhTên KoAnh PhaHà Yến NhiHắc Hường
Nguồn: Hồ Hữu Phước :)) Tham khảo nha cậu :)) nhìn cx dễ hiểu mà nên có j ko hiểu thì hỏi thêm nhá :))
Trương quang huy hoàngPhùng Hà ChâuThảo PhươngNh Phùng Mai Phương ThảoTrần Đức AnhTên KoAnh PhaHà Yến NhiHắc Hường
Nguồn: Hồ Hữu Phước :)) Tham khảo nha cậu :)) nhìn cx dễ hiểu mà nên có j ko hiểu thì hỏi thêm nhá :))
Trộn 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100ml dung dịch Ba(OH)2 sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung A ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 4,295 gam chất rắn D. Khi cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 thì thu được 0,932gam kết tủa.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Xác định Cm của dung dịch Fe2(SO4)3 và Ba(OH)2 ban đầu.
Cho 39 , 15 gam MnO2 tác dụng với một lượng dung dịch HCl đặc vừa đủ . Toàn bộ lượng khí thu được cho tác dụng vừa hết với 16 , 8 gam một kim loại R tạo ra m gam muối . Lấy m gam muối đó hòa tan vào nước tạo ra dung dịch X , cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH , lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn Y .
a . Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra .
b . Xác định R m và a . .
c . Hoà tan hết 4 gam chất rắn Y trong dung dịch H2SO4 loãng ( vừa đủ ) thu được 100 ml dung dịch . Lấy 100ml dung dịch đó cho tác dụng với 150ml dung dịch Ba ( OH 2M được kết tủa A và dung dịch B . Nung kết tủa Á trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D . Thêm BaCl , dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E Xác định khối lượng chất rắn D , kết tủa E và nồng độ mol của dung dịch B . ( coi thể tích thay đổi không đáng kể sau khi phản ứng ) .
Dung dịch A có chứa các muối MgSO4 , Al2(SO4) và Fe(SO4)3. Cho dung dịch NaCl dư cào 100 ml dung dịch A, thu được kết tủa B và Dung dịch C. Lọc lấy kết tủa B , sau đó đem nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 23,52 gam chất rắn D. Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Sục khí CO2 dư vào cho đến khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn , thu được kết tủa E, sau đó đem nung kết tủa E đến khối lượng không đổi thu được 5,712 gam chất rắn F
Phần 2 : Cho dung dịch BaCl2 dư vào , thu được 97,627 gam kết tủa G
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xẩy ra
b, Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A
Cho một hỗn hợp gồm MgCl2 , BaCO3 , MgCO3 tác dụng vừa đủ với m gam HCl 20% thu được khí A và dd B . Cho dd B tác dụng với NaOH vừa đủ thu được kết tủa và dd C . Lọc kết tủa sấy khô rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 0,6 g chất rắn . Cô cạn nước lọc thu được 3,835 g muối khan . Nếu cho khí A vào bình đựng 500 ml dd Ca(OH)2 thì thu được 0,5g kết tủa
a) Viết các phương trình
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
c) Tính m
Cho 54.7g hh X gồm 3 muối BaCl2, KCl, MgCl2 td với 600ml dd AgNO3 2M, sau khi pư kết thúc thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa Y, cho 22.4g bột Fe vào dd Z, sau khi pư kết thúc thu được chất rắn E và dd F. Cho E vào dd HCl dư thu được 4.48l khí H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dd F thu được kết tủa, nung kết tủa ở nhiệt độ cao thu được 24g chất rắn.
a) Viết PTHH xảy ra, tính khối lượng kết tủa Y, chất rắn E.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hh X
Cho m gam hh CuO va Fe vao dd hcl. Sau phản ứng thu được dd A có chứa chất rắn B. Cho chất rắn B vào 200 ml dd H2SO4 0,2M thu được dd C không màu, còn lại chất rắn D không tan trong dd HCl có khối lượng 1,28 g. Cho dd NaOH đã đun sôi để nguội tới dư vào dd A vừa thu được thấy tạo kết tủa F. Nung kết tủa F trong bình chứa khí N2 thu được chất rắn K có khối lượng 9,72 g. Cho dd C tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu dược kết tủa M. Nung kết tủa M trong không khí thu được chắt rắn N có khối lượng 5,46 g
a) Viết pt phản ứng
b) Tìm khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu
Trộn 200 ml dd Al2(SO4)3 với 100 ml dd HCl a (mol/lít) được dd X. Cho 0.12 mol Ba(OH)2 vào dd X , lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 15 g rắn. Tính a
Hòa tan muối nitrat của một kim loại hóa trị II vào nước được 200 ml dd A. Cho vào dd A 200 ml dd K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa B và dd C. Khối lượng kết tủa B và khối lượng muối nitrat trong dd A khác nhau 3,64 gam.
a) Tìm CM của dd A và dd C, giả thiết V dd thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể.
b) Cho dd NaOH (dư) vào 100 ml dd A thu được kết tủa D, lọc kết tủa D rồi đem nung nóng đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat.
Hòa tan 19,5 g FeCl3 và 27,36g Al2(SO4)3 vào 200 ml dd H2SO4 1M , D= 1,14 g/ml được dd A. Sau đó 77,6g NaOH nguyên chất vào dd A thấy xuất hiện kết tủa B và dd C. Lọc lấy kết tủa B
a) Nung B đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được
b) Thêm nước vào dd C để có được dd D có khối lượng là 400g . Tính khối lượng nước cần thêm và nồng độ % các chất trong dd D