Bài 1:
Cho 20 ml dung dịch AgNO3 1M (D1,1 g/ml) vào 150 ml dung dịch HCl 0,5M (D 1,05 g/ml).
Tính CM và C% của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng phản ứng không làm thay đổi về thể tích dung dịch.
Bài 2:
Trộn 200 ml dung dịch HNO3 (dung dịch X) với 300 ml dung dịch HNO3 (dung dịch Y) ta được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với 14 gam CaCO3 thì phản ứng vừa đủ.
A, Tính CM của dung dịch Z.
B, Dung dịch X được pha từ dung dịch Y, bằng cách pha từ dung dịch Y, bằng cách pha nước vào dung d...
Đọc tiếp
Bài 1:
Cho 20 ml dung dịch AgNO3 1M (D=1,1 g/ml) vào 150 ml dung dịch HCl 0,5M (D= 1,05 g/ml).
Tính CM và C% của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng phản ứng không làm thay đổi về thể tích dung dịch.
Bài 2:
Trộn 200 ml dung dịch HNO3 (dung dịch X) với 300 ml dung dịch HNO3 (dung dịch Y) ta được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với 14 gam CaCO3 thì phản ứng vừa đủ.
A, Tính CM của dung dịch Z.
B, Dung dịch X được pha từ dung dịch Y, bằng cách pha từ dung dịch Y, bằng cách pha nước vào dung dịch Y theo tỷ lệ VH2O/VY = 3/1. Tính CM của dung dịch X và dung dịch Y.
Bài 3:
Cho a gam MgO tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65%. Sau phản ứng thu được (a+55) gam muối. Tính a và C% của dung dịch muối.
Bài 4:
Cho 200 g dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng dung dịch có nồng độ 20%. Tính C% của hai dung dịch đầu.
Bài 5:
A, Có 4 lọ đựng riêng biệt: Nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ.
B, Cho các công thức hóa học sau: PbO, ZnO, N2O5, Li2O, HCl, ZnSO4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4, CO2, AlCl3, Na3PO4, H2SO3, Cu(NO3)2, P2O5, Cu(OH)2, Al2(SO4)3. Cho biết mỗi chất đó thuộc loại nào?