Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

DP

Trình bày và giải thích các đặc điểm của địa hình Việt Nam?

HY
24 tháng 2 2017 lúc 21:35

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

Bình luận (0)
ND
24 tháng 2 2017 lúc 21:29

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

-Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ -Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85 % diện tích , núi cao trên 2000 m chỉ 1 % diện tích lãnh thổ b)Cấu trúc địa hình khá đa dạng -Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt -Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam -Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: +Hướng TB-ĐN: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc +Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc c)Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa -Xâm thực mạnh ở vùng đòi núi -Bồi tụ nhanh ở vùnh đồng bằng d)Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ con người con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến xâm thự, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển)
Bình luận (0)
H24
5 tháng 3 2017 lúc 9:44

*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

-Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

-Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

* Cấu trúc địa khá đa dạng.

- Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

* Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển)


Bình luận (0)
H24
18 tháng 12 2023 lúc 20:35

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

-Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ -Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85 % diện tích , núi cao trên 2000 m chỉ 1 % diện tích lãnh thổ b)Cấu trúc địa hình khá đa dạng -Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt -Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam -Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: +Hướng TB-ĐN: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc +Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc c)Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa -Xâm thực mạnh ở vùng đòi núi -Bồi tụ nhanh ở vùnh đồng bằng d)Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ con người con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến xâm thự, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển)

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
SO
Xem chi tiết
LY
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
HX
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết