Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học là vô cùng quan trọng đối với học sinh. Học tập cho chúng ta tri thức, những hiểu biết về thế giới xung quanh và hoàn thiện cho ta một phần nhân cách, thì những hành vi đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.
Chúng ta sẽ không cảm thấy lạ với việc hai ba bạn học sinh ngồi chung một bàn hay ngồi bàn trên bàn dưới, thậm chí ngồi cách xa mấy bàn tán với nhau một bạn, một sự việc nào đó, hay chỉ đơn giản nói về cái áo, đôi giầy của bạn nam, chiếc nơ buộc tóc của bạn nữ… Những câu chuyện không thành chuyện đó vẫn xảy ra hàng ngày trong các tiết học, nhiều em coi đó là bình thuờng lại ẩn chứa những tác hại nghêm trọng.
ững cuộc hội thoại, giao tiếp chỉ hình thành khi có đủ 2 tác nhân: người nói và người nghe. Do đó, việc phản hồi qua lại giữa các nguồn thông tin từ bạn bè trong lớp sẽ khiến môi trường lớp học trở lên ồn ào và ầm ĩ. Cách tốt nhất để từ chối với bạn bè khi họ có nhu cầu nói chuyện với bạn là dành cho họ một lời đề nghị ân cần: “Mình đang để ý xem cô/thày giáo đang giảng gì. Chúng ta sẽ nói chuyện với nhau sau khi tiết học kết thúc nhé’. Hiển nhiên, người bạn đó không những sẽ gật đầu mà còn rất vui khi bạn đã rất lịch sự với họ. Chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ví dụ như: Các em nói chuyện và làm việc riêng chủ yếu trong những trường hợp giáo viên giảng quá nhiều, các bạn phát biểu (còn mình không được phát biểu)... Khi đó, có thể các em không hiểu, không hứng thú khi nghe những điều giáo viên nói, bạn trình bày. Có nhiều em giơ tay phát biểu không được giáo viên gọi thì lập tức quay sang nói chuyện với bạn.Những có một thực tế là, năng lực và hứng thú nhận thức của học sinh trong lớp không giống nhau, có em nhanh, em chậm... Thường, những em chậm thì không hiểu lời giáo viên giảng, không làm được bài tập của mình, không theo kịp các bạn nhanh nên mất hứng thú, chán, đâm ra nói chuyện riêng, làm việc riêng.
Giáo viên chỉ chú ý đến một số học sinh phía trên gần bục giảng, những em ngồi phía sau thì ít được chú ý hơn, thậm chí một số giáo viên cứ quay lưng với lớp viết bảng, giảng giải.... Khi ít được chú ý, những em này dễ "tranh thủ cơ hội" để nói chuyện riêng.
Hoặc một vài giáo viên yêu cầu học sinh ngồi nghiêm ngắn hệt như những bức tượng, điều đó gây căng thẳng, mệt mỏi, làm cho các em "buộc" phải cựa quậy, nói chuyện riêng cho "miệng được vận động".
Kết quả của việc nói chuyện riêng trong lớp, tác hại đầu tiên là các em đã đánh mất lợi ích của cá nhân mình, vì nó khiến các em các em không thể tiếp thu hết kiến thức trên lớp mà thầy cô giảng. Bởi bộ não của con người chỉ hoạt động có mức độ và phạm vi nhất định, nên ta không thể vừa nghe giảng lại vừa hăng say nói chuyện riêng được. Nếu các em không hiểu bài trên lớp thì về nhà không làm bài tập được, vì thế lực học giảm sút, dần sẽ mất gốc khiết thức. Mà một khi kiến thức mất gốc thì việc học lên cao là không thể, nhiều em quay ra học lại nhưng việc đó tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của bố mẹ mà hiệu quả lại không cao.
Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.
Một vài bạn đã thổ lộ tâm sự của mình khi nói về việc mất tập trung hay nói chuyện và làm việc riêng trong lớp ví dụ như: Em thấy việc không tập trung nghe giảng, làm việc riêng hay mất trật tự trong lớp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mình mà còn gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Có lần chỉ vì mải mê xem các bạn ngồi cạnh chơi game trên điện thoại trong giờ học môn toán mà em không nghe được cô giáo giảng về cách giải một dạng toán. Bài kiểm tra một tiết lại có nhiều câu hỏi rơi đúng vào dạng toán này nên em phải nhận ngay "quả trứng ngỗng". Sau lần ấy, em tự hứa với mình sẽ luôn tập trung trong mọi tiết học. Mỗi buổi tối sau khi hoàn thành bài tập ở nhà, em có thói quen đi ngủ sớm thay vì ngồi "ôm" máy tính để sáng hôm sau đi học sẽ tỉnh táo để lĩnh hội mọi kiến thức thầy cô giáo.
Đôi lúc trong giờ học em thấy rất khó tập trung nên hay ngủ gật hoặc nói chuyện với các bạn xung quanh. Mặc dù ở nhà cũng có điện thoại, internet để nhắn tin, chat chit với nhau nhưng mỗi khi tới lớp, chúng em vẫn còn vô số chuyện để "buôn". Các bạn trai thì bàn chuyện bóng đá với phim ảnh võ thuật, con gái thì "buôn" đủ thứ chuyện từ quần áo, mua sắm, ăn quà vặt đến chuyện đời tư của ca sĩ, diễn viên... Nhưng em chỉ không chú ý nghe giảng trong giờ các môn học thuộc thôi. Vì những môn đó không đòi hỏi phải hiểu bài cặn kẽ, hầu như chỉ cần chép bài đầy đủ và học thuộc bài trước khi đến lớp là xong. Còn môn chính thì em vẫn luôn tập trung nghe giảng.
Đây cũng là tình trạng thực tế đang diễn ra trong giờ học hiện nay và hậu quả thì chính các bạn học sinh của chúng ta hứng chịu, kéo theo cả các bậc phụ huynh thân yêu nữa. Hiện tượng này đang “Đe dọa” nền giáo dục của chúng ta và hình thành nên những nhân cách con người xấu trong xã hội. Để khắc phục vấn đề này thì giáo viên nên chủ động tăng cường tổ chức hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân với những phương pháp như thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm, giải quyết vấn đề... nhằm phát huy tính tích cực, gây hưng thú học tập cho học sinh; hạn chế giảng.
Thứ hai các thấy cô giáo nên chú ý nhiều hơn đến những em chậm, ví dụ: cho ngồi các bàn phía trên, yêu cầu làm những bài tập cơ bản, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời, cho học sinh giỏi ngồi cạnh để giúp đỡ, trao đổi với gia đình để kèm thêm ở nhà...
Thứ ba là cần chú ý đến mọi học sinh, nhất là những em hay nói chuyện riêng. Giáo viên nên "ra tín hiệu" rằng "cô biết hết tất cả", thể hiện sự quan tâm nhưng nghiêm khắc của mình. Tránh, hạn chế hiện tượng quay lưng về phía các em.
Thứ tư là nên đưa những nội dung hấp dẫn, gắn liền cuộc sống của trẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức các em, sử dụng phương tiện trực quan thích hợp...
Thứ năm là giáo viên phải rèn nề nếp từ khi các em vào lớp 1, trong đó, giúp trẻ hiểu được nội quy học tập, tác hại của hành vi nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học... Nên nhớ: "Măng non dễ uốn".
Thứ sáu là nên thường xuyên thay đổi các "cặp" học sinh cùng bàn, "chia cắt" những em "hợp cạ" ngồi tách xa nhau; đưa những em "lắm mồm" lên ngồi phía trên, ngồi gần cán bộ lớp, tổ; thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp.
Tóm lại nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính. Ngoài tác động tích cực của chính bản thân học sinh, thì giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để các bậc cha mẹ nhắc nhở trẻ, sử dụng tập thể học sinh để các em nhắc nhở lẫn nhau... Trong mọi trường hợp giáo viên cần tôn trọng học sinh, đặt lợi ích của các em lên hàng đầu. TÔN TRỌNG + YÊU THƯƠNG + NGHIÊM KHẮC + PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC là "liều thuốc" hữu hiệu nhất.
*mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận.
cái này chắc bạn nêu đc chứ?
nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò....giới học trò đa chiêu mà nhiều thứ đáng nói....Việc bắt gặp tình trạng học sinh ngồi nói chuyện riêng trog giờ học quả rất phổ biến...
* thân bài:
- thực trạng:học sinh thường nói chuyện riêng trong giờ
- nguyên nhân:có nhiều nguyên nhận
từ học sinh : lười,ko tập trung, chủ quan vào bài,ham buôn chuyện (từ gia đình cũng có)
từ giÁO viên: cách giảng ko hay dễ tạo cho hs của mình cảm giác chán ngán buồn ngủ
-hậu quả : giáo viên ko buồn dạy,học sinh chả muốn học. Gây khó khăn trog quan hệ giữa thầy và trò.Điểm kém xuất hiện nhiều ,tình trạng cop bài khi kiểm tra trở nên phổ biến=>chất lượng học bị giảm
- biện pháp giải quyết : tăng cường chất lượng dạy và học:
Cải tiến phương pháp: xóa bỏ cách dạy đọc chép lỗi thời thay vào đó là cách dạy dựa trên công ngệ hiện đại
Tăng cường ý thức của học sinh
* kết bài: nêu bài học cho bản thân
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.