Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

TH

trình bày những biến đổi của thức ăn khi đưa vào khoang miệng . giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy cso cảm giác ngọt

NL
18 tháng 12 2017 lúc 22:00

- sự biến đổi thức ăn khi vào khoang miệng : thức ăn sẽ đc cắt nhỏ , nghiền cho mềm nhuyễn và đc đảo trộn cho thấm đẫm nước bọt.

- khi nhai cơm lâu trong miêng thấy cảm giác ngọt vì : khi thức ăn đc đưa vào khoang miệng và đc biến đổi về mặt lý học thì về biến đổi hóa học lại có tác dụng của enzim amilaza làm biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường đôi mantôzơ nên ta thấy có cảm giác ngọt ( là vì có đường )

Bình luận (0)
DT
18 tháng 12 2017 lúc 22:03

Trình bày những biến đổi của thức ăn khi đưa vào khoang miệng

1: Biến đổi lí học

- Tiết nước bọt

- Nhai

- Đảo trộn thức ăn tạo viên thức ăn

2: Biến đổi hóa học

- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt

giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy cso cảm giác ngọt

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

Bình luận (0)