Bài 2. Khí hậu Châu Á

FB

Trình bày hướng thổi của gió mùa châu á

H24
7 tháng 11 2018 lúc 20:34

Hoạt động của gió mùa:

* Gió Tín phong:

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB trở vào.

* Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB ra Bắc.

- Đặc điểm:

• Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.

• Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.

- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.

* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Hướng gió: Tây Nam

- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.

- Đặc điểm - tính chất:

Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm

* Ảnh hưởng:

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

Câu I.2a:

Tỷ trọng năm 2000: 65,09%

Tỷ trọng năm 2009: 51,92%

Có sự thay đổi trên vì:

- Năm 2009 kinh tế Việt Nam phát triển hơn so với năm 2000 dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần kinh tế => cơ cấu lao động thay đổi theo.

- Các ngành trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng => thu hút nhiều lao động hơn => lao động trong khu vực I giảm.

- Thiên tai xảy ra nhiều (hạn hán, lũ lụt ... ) => khai thác khó khăn hơn

- Cơ sở vật chất không được đầu tư nhiều

- Chính sách nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Tài nguyên thuỷ sản Việt Nam đang cạn kiệt nhiều do khai thác không hợp lý.

Câu II

Vẽ biểu đồ


Biểu đồ sự thay đổi có cấu giá sản xuất công nghiệp (từ 2005 – 2008)

Nhận xét:

Giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn luôn cao hơn thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước luôn thấp nhất

Từ năm 2005 – 2008 có sự gia tăng và biến động qua các năm:

Năm 2005: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 43,7% - 25,1% = 18,6%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 43,7% - 31,2% = 12,5%

Năm 2006: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 44,2% - 22,4% = 21,8%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 44,2% - 33,4% = 10,8%

Năm 2007: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 44,6% - 20,0% = 24,6%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 44,6% - 35,4% = 9,2%

Năm 2008: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 44,4% - 18,5% = 25,9%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 44,4% - 37,1% = 7,3%

Câu III. 1a:

- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…

- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…

Câu III. 1b

Bảo vệ môi trường sinh thái

Vùng Đông Nam Bộ đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải có những nhìn nhận sáng suốt và thái độ kiên quyết trong quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo tính bền vững trong phát triển.

- Phải coi rừng là một thành phần cần thiết không thể thiếu của chất lượng môi trường sống toàn vùng. Trước mắt bằng mọi biện pháp phục hồi và bảo vệ 60 ngàn ha rừng ngập mặn Cần Giờ - Thị Vải. Phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc và cây xanh ở khu vực đô thị để cải thiện môi trường, tăng tỷ lệ cây xanh che phủ; đảm bảo tiêu chuẩn 2m2 cây xanh trở lên/người ở khu vực đô thị.

- Bảo vệ nguồn nước sạch trên cơ sở có quy hoạch sử dụng nguồn nước của toàn vùng nhằm hạn chế xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, tiến hành các biện pháp xử lí nước thải trước khi xả ra sông.

- Xây dựng các định chế và thực thi việc kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm và bảo vệ môi trường đô thị.

Câu III . 2

Khí hậu của TDMNBB là cận nhiệt và ôn đới nên thuận lợi cho cây chè (ưa mát).

Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ ( ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh.....=> thuận lợi cho phát triển cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, điển hình là chè.

Người dân có kinh nghiệm sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ chè.

Nhu cầu của thị trường.

Chính sách phát triển của nhà nước.

* Hiện trạng phát triển:

- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.

Câu Iva:

Thuận lơi:

- Điều kiện TN và TNTN

+ Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiêp

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

+ Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác nhau.

Khó khăn:

Thường xuyên phải chịu những thiên tai( bão, lũ lụt, hạn hán )sâu bệnh, dịch bệnh.

- Với việc đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nông nghiệp chúng ta có thể chưng minh rất dễ ràng đó là nước ta có rất nhiều sản phẩm từ cây lương thực như lúa gạo, ngô cho đến các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương rồi các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, cà phê, các cây ăn quả như bưởi, cam…

- Tuy nhiên với đặc điểm tự nhiên như vậy cũng đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.

Câu IVb:

Thuận lợi

Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.

Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng; các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân…

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…

Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di t

Những hạn chế và khó khăn

Dân số đông, mật độ dân số cao (1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung bình Việt Nam)gây áp lực lên tài nguyên:nước, rừng...
Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão từ biển vào, lũ lụt do nước đổ về hạ lưu

Sông bị lấp đầy do phù sa

Bình luận (0)
H24
7 tháng 11 2018 lúc 20:36

m làm thừa nhiều bạn đọc tham khảo th

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết