Ôn tập lịch sử lớp 7

H24

- Trình bày đôi nét về Lê Lợi và Nguyễn Trãi

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Trình bày tổ chức quân đội và pháp luật thời Lê Sơ

- Nêu tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ

- Những nét chính về giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ

- Trình bày sự ra đời của chữ Quốc ngữ

- Những điểm mới về tôn giáo ở các thế kỉ XVI - XVII

- Nguyên nhân phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong

Trả lời nhanh giùm minh với, mình cần gấp lắm!! Thanks nhiều ạ

BT
12 tháng 3 2019 lúc 16:39

1.Lê Lợi sinh 10-9-1385, là con trai thứ ba của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Nguyễn Trãi (chữ Hán, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, là người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam

2.Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

3.Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

Bình luận (0)
BT
12 tháng 3 2019 lúc 16:44

4.Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.
Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt Nam, trải qua một quá trình lâu dài. Giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rôt (Alexandre de Rhôdes) là người có đóng góp quan trọng trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt - Bồ - La-tinh.
Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

5.

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .


Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

6.Đàng trong còn đang phát triển

Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi nhà nước tổ chức khai hoang nên diẹn tích canh tác mở rộng , làng xóm mọc lên đông đúc , nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn

1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên và Dinh Phiên Trấn

Hình thành giai cấp địa chủ mới chieém đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ZV
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết