Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

PA

Trình bày đặc điểm của hiệp hội các nước Đông nam Á (giúp mk với)

PP
12 tháng 2 2018 lúc 21:13

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor chưa kết nạp, hiện giữ vai trò 1 Quan sát viên).

ASEAN bao gồm diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có số dân khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD.[2] Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý. Dự kiến đến năm 2030 thực thể này sẽ đứng thứ 4 trên thế giới. Vào ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community- AEC).

Bình luận (0)
PP
12 tháng 2 2018 lúc 21:15

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập năm 1967, đó là thời điểm ba nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế xây dựng xã hội chủ nghĩa trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn. Cuối thập niên 70, đầu 80 thế kỉ XX, xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội. Đến cuối thập niên 80, đầu 90 thế kỉ XX, ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể như tăng trưởng kinh tế khá cao (xem bảng 16.1 SGK); cơ cấu kinh tê thay đổi: công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn trong GDP (xem bảng 16.2 SGK); cơ cấu xuât khẩu thay đổi, đã xuất khẩu được một số mặt hàng cao cấp như linh kiện điện tử, máy móc tinh vi... Hiện nay các nước đang tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực: trao đổi hàng hoá qua việc thực hiện khu vực thương mại tự do ASEAN (giảm thuế các mặt hàng, tự do buôn bán giữa các nước trong khu vực); lĩnh vực công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp (giúp đỡ về kĩ thuật, đào tạo nghề, bảo đảm an ninh lương thực); lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (xây dựng tuyến đường sắt chạy qua các quốc gia: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh - Trung Quốc); kết nối mạng thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và với quốc tế; hợp tác trong bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và các nước thành viên; hợp tác trong khai thác, cải tạo và quản lí sông Mê Công...

Tham khảo nha bạn!!!!

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết