Trình bày cách hoạt động bảo vệ cơ thể chủ yếu ở bạch cầu?
Những đặc điểm cấu tạo của tĩnh/động mạch phù hợp với chức năng của nó?
Nếu gặp người bị gãy xương tay em sẽ tiến hành thao tác băng bó cho người đó như thế nào?
Trình bày cơ chế quá trình đông máu và nêu ý nghĩa?
Giúp mình với mình sắp thi rồi
Câu 1:
Hoạt động chủ yếu của bạch cầu: tham gia vào hệ miễn dịch
+ Bạch cầu trung tính, bạch cầu mono (đại thực bào) thực hiện sự thực bào tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể
+ Tế bào lympho:
- Lympho B: Tiết kháng thể chống lại kháng nguyên (các phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể): Tiêu diệt vi khuẩn, virus đã thoát được sự thực bào của bạch cầu trung tính và đại thực bào
- Lympho T: Tạo ra các protein độc, phá hủy, giết chết các tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn, virus, vai trò: tiêu diệt vi khuẩn virus đã vượt qua sự bảo vệ của tế bào B
Câu 2:
Cấu tạo của Động mạch
Thành động mạch có đặc điểm cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài.
Lớp trong chính là lớp tế bào nội mạc, sẽ được tiếp xúc trực tiếp với máu, tiếp đến là lớp đàn hồi trong. Lớp tế bào nội mạc lót liên tục ở mặt trong của hệ tim mạch (bao gồm tim và tất cả các mạch máu).
Lớp giữa: Là lớp dày nhất, gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi.
Lớp ngoài:Chủ yếu gồm những sợi collagen và sợi đàn hồi. Lớp ngoài có chức năng giúp nâng đỡ và bảo vệ mạch máu
Chức năng của Động mạch
Động mạch có chức năng dẫn máu từ tim đi đến các cơ quan để cung cấp oxy cho các bộ phận, duy trì các hoạt động sống.
Động mạch chủ sẽ rời tim rồi phân thành nhiều động mạch nhỏ đến các bộ phận trong cơ thể. Các động mạch này cũng lại phân thành nhiều động mạch nhỏ hơn (tiểu động mạch). Các tiểu động mạch đến mô, phân phối máu vào các mao mạch.
Cấu tạo của Tĩnh mạch
Một tĩnh mạch có thể có đường kính từ 1 milimet đến 1-1,5 cm. Các tĩnh mạch nhỏ nhất nhận máu từ các động mạch thông qua các tiểu động mạch và mao mạch. Các tĩnh mạch phân nhánh thành các tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng mang máu đến các tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể là tĩnh mạch chủ. Máu sau đó được vận chuyển từ tĩnh mạch chủ cao cấp và tĩnh mạch chủ dưới đến tâm nhĩ phải của tim.
Khác với vị trí tương đối cố định của động mạch thì tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, tĩnh mạch giữ nhiều máu hơn động mạch do thành tĩnh mạch mỏng hơn và đàn hồi hơn thành động mạch. Tĩnh mạch có dạng ống, gồm 2 lớp:
Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn.
Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô.
Đa số các tĩnh mạch đều có van gắn theo đường cong của thành tĩnh mạch và khép sát vào nhau ở giữa lòng tĩnh mạch. Nếu máu chảy lên nhờ sức ép tạo ra từ các bơm cơ, các van này mở ra. Nếu máu chảy ngược xuống do sức hút của trọng lực, các van này đóng lại, không cho máu chảy xuống. Nó hoạt động như van một chiều chỉ cho máu chảy một chiều từ chân về tim.
Chức năng của Tĩnh mạch
Tĩnh mạch có chức năng là đưa luồng máu kém dưỡng khí từ các mao mạch trở về tim. Các tĩnh mạch phổi mang máu oxy từ phổi đến tâm nhĩ trái của tim. Các tĩnh mạch hệ thống đưa máu bị thiếu oxy từ phần còn lại của cơ thể về tâm nhĩ phải của tim. Các tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da và không nằm gần động mạch tương ứng. Các tĩnh mạch sâu nằm sâu bên trong mô cơ và thường nằm gần một động mạch tương ứng có cùng tên (ví dụ: động mạch vành và tĩnh mạch).
Tĩnh mạch vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người vì ngoài chức năng vận chuyển máu trở về tim thì tĩnh mạch còn có chức năng quan trọng nữa là điều hòa nhiệt độ cơ thể và lưu trữ máu. Khi thay đổi thời tiết, nhiệt độ tăng lên sẽ gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch, khi đó bề mặt da sẽ được làm mát do tĩnh mạch hút được nhiều máu hơn.
Câu 3:
Sơ cứu khi gãy xương chân:
Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân Không buộc quá chặt để lưu thông máuSơ cứu khi gãy xương tay
Khi gãy xương cánh tay, để cánh tay bị gãy sát thân người nạn nhân, cẳng tay vuông góc với 2 nẹp. Cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Khi gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay. Nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay. Trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên dùng sức để gập. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.Sơ cứu khi gãy xương cột sống:
Nếu gãy xương vùng cổ: đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng và cố định nạn nhân. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân Nếu gãy xương cột sống vùng lưng: để nạn nhân nằm ngửa, giữ đầu nạn nhân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông nạn nhânCâu 4:
Cơ chế đông máu: Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim biến đổi chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.
Ý nghĩa:- Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.