Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

HT

- Trình bày các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ?

- Trình bày các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp ?

TT
2 tháng 10 2019 lúc 5:34

* Các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp là :

- Nhân tố tự nhiên :

+ Tài nguyên đất

+ Tài nguyên khí hậu

+ Tài nguyên nước

+ Tài nguyên sinh vật

- Nhân tố kinh tế- xã hội :

+ Dân cư và nguồn lao động

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Chính sách phát triển nông nghiệp

+ Thị tường trong và ngoài nước.

* Các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp là :

- Nhân tố tự nhiên :

+ Tài nguyên thiên nhiên

+ Sự phân bố của tài nguyên trên lãnh thổ

- Nhân tố kinh tế - xã hội :

+ Dân cư và lao động

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

+ Chính sách phát triển công nghiệp

+ Thị trường

Bình luận (1)
DD
22 tháng 10 2019 lúc 12:04

Bài 1

I. Các nhân tố tự nhiên.

1. Tài nguyên đất.

- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính:

+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng.

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên.

2. Tài nguyên khí hậu.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

=> Ý nghĩa:

+ Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 – 3 vụ lúa và rau màu trong năm, cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

+ Khó khăn: bão, gió tây khô nóng, giá rét, sương muối, sâu bệnh phát triển...

3. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô à cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

4. Tài nguyên sinh vật:

Động, thực vật phong phú à là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội.

1. Dân cư và lao động nông thôn.

- Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% (năm 2003).

- Người lao động giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển à góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp.

Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

4. Thị trường trong và ngoài nước.

- Thị trường được mở rộng à thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

- Khó khăn:

+ Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

+ Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DD
22 tháng 10 2019 lúc 12:06

Bài 2:

I. Cơ cấu ngành công nghiệp.

- Cơ cấu ngành đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

- Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.

- Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm.

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

- Khai thác than:

+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

+ Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

+ Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

- Khai thác dầu khí:

+ Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

+ Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

+ Phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

2. Công nghiệp điện.

- Sản lượng điện tăng lên nhanh.

- Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

- Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

- Các phân ngành chính:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

+ Chế biến thủy sản.

- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

4. Công nghiệp dệt may.

- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DD
22 tháng 10 2019 lúc 12:06

Bài 2 :

– Nhóm nhân tố tự nhiên:

+ Khoáng sản: Có khoảng 60 loại, chia làm 4 nhóm (năng lượng, kim loại, phi kim loại, VLXD) là cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. Những khoáng sản có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CNTĐ. Sự phân bố khoáng sản khác nhau tạo ra thế mạnh công nghiệp khác nhau ở mỗi vùng.

+ Thủy nông sông suối: Phục vụ để phát triển thủy điện. Nước ta do địa hình chủ yếu là đồi núi nên sông dốc, trữ năng thủy điện lớn. VD: Trên sông Đà có 2 nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La….

+ Đất, nước, khí hậu. sinh vật: Có ảnh hưởng gián tiếp đến công nghiệp chế biến thông qua ngành Nông- Lâm- Thủy sản.

– Nhóm nhân tố KT-XH:

+ Dân cư:

– Lao động: Đông nên lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là cơ sở để phát triển các ngành cần nhiều lao động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nước ta thấp lại phân bố chưa hợp lí gây khó khăn đến sản xuất công nghiệp.

+ CSVC-CSHT:

* CSVC: Thiếu đồng bộ, còn lạc hậu.

* Cơ sở hạ tầng ( Hệ thống điện, nước, giao thông,…) ngày càng được hoàn thiện

+ Chính sách phát triển công nghiệp: Có nhiều chính sách hợp lí như: Chính sách CNH và đầu tư, chính sách kinh tế đối ngoại,…
+ Thị trường: Trong và ngoài nước mở rộng, là yếu tố đầu ra đảm bảo duy trì sản xuất. Nhưng do chất lượng và mẫu mã còn hạn chế nên hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường trong nước.

– Trâu: Ở Bắc Trung Bộ, nhiều nhất ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, vì khí hậu ở đây lạnh, trâu chịu lạnh tốt.

– Bò: Nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do địa hình đồi núi nhiều, đồng cỏ rộng.

– Lợn: Tập trung ở ĐBSH, ĐBSCL, do thức ăn dồi dào từ lúa và hoa màu, dân đông nên tiêu thụ nhiều thịt.

– Gia cầm: Tập trung ở đồng bằng, do diện tích mặt nước rộng, nhiều thức ăn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
UN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết