Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

PN

Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS?

KM
6 tháng 5 2019 lúc 14:57
HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội … Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.Vậy HIV/AIDS là gì?

Virus HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno-Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus SIDA.

HIV xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.

Người bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau:

- Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân... kiểu như bị cảm cúm.

- Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.

- Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy... Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.

- Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch... Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh.

HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm nên AIDS lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính sau:

Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV

Qua đường máu như: Bị truyền máu của người bị nhiễm HIV sang người chưa bị bệnh HIV; Dùng chung các dụng cụ tiêm chích, rạch da với người bị nhiễm HIV đặc biệt người nghiện chích ma túy cùng chung ống chích.

Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua cho con lúc có thai và khi sinh nở.

Tất cả mọi người đều có thể bị lây. Nhưng dễ lây nhất là:

- Những người có quan hệ tình dục bừa bãi.

- Những người hành nghề mãi dâm không có cách tự bảo vệ.

- Những người đồng tình luyến ái.

- Những người tiêm chích ma túy

- Những ngừơi bị truyền máu đã nhiễm HIV

- Vợ, chồng, con hay tình nhân của những đối tượng trên.

HIV không thể lây truyền qua những tiếp xúc thường ngày như: Bắt tay, ngồi cạnh nhau, nói chuyện, ôm hôn xã giao, ở chung nhà, làm việc chung phòng, học chung lớp, ăn uống chung, dùng chung điện thoại... Muỗi, rệp chích cũng không lây HIV.

Ở Việt Nam cas bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng về sau phát hiện càng nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90% số cas mắc bệnh, thứ đến là mãi dâm, bệnh hoa liễu... Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi.

Theo Bộ Y tế, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 200.000 người nhiễm HIV và có hơn 130.000 người đang được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV).

Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV đã chứng minh tính hiệu quả, không chỉ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, có tuổi thọ tương đương người không nhiễm HIV mà còn giảm lây truyền sang người thân, cộng đồng.

Thông tư số 28/BYT-TT quy định quản lý thuốc ARV từ Quỹ BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT. Quyết định nêu trên giúp UBND các tỉnh, thành phố chuẩn bị các điều kiện mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV. Theo Quyết định 1125/QÐ-TTg ngày 31/7/2017.

Từ ngày 1/1/2019, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ thanh toán đầy đủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS, bao gồm cả thuốc kháng vi-rút ARV. Quy định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người bệnh HIV/AIDS được chăm sóc, điều trị. Chuc ban hoc tot
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CJ
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết