Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

AT

Trả lời giúp mình các câu hỏi này nhé !

1. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc đọc ?

2 .Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí . So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí .

3. Băng kép được dùng trong các dụng cụ điện nào trong nhà em ? Nêu cấu tạo của băng kép. Tại sao khi đun nóng hay làm lạnh thì băng kép lại bị cong ? Băng kép là ứng dụng tính chất nào của sự nở vì nhiệt của chất rắn ?

NN
17 tháng 4 2017 lúc 19:45

1. * Ròng rọc cố định :

+ Có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

* Ròng rọc động :

+ Có tác dụng làm giảm lực kéo so với trọng lượng của vật

2. Mỗi chất có 2 kết luận :

* Chất rắn :

+ Chất rắn nở ra khi nóng lên

Co lại khi lạnh đi

+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

* Chất lỏng :

+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên

Co lại khi lạnh đi

+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

* Chất khí :

+ Chất khí nở ra khi nóng lên

Co lại khi lạnh đi

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

* So sánh giữa các chất rắn, lỏng, khí :

Chất khí nở nhiều nhất

Chất lỏng nở nhiều thứ 2

Chất rắn nở ít nhất

=> Chất rắn < Chất lỏng < Chất khí

3. Băng kép :

Sử dụng : Bàn ủi

Cấu tạo : Giữa hai thanh thép và đồng ( kim loại )

Khi làm lạnh hay hơ nóng băng kép cũng bị cong vì : Đồng giãn nở nhiều hơn thép nên khi hơ nóng đồng dài hơn thép và nằm ở phía ngoài vòng cung

Ứng dụng : Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau

Bình luận (0)
UP
17 tháng 4 2017 lúc 19:32
Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó,cường độ lực: F bằng P=> Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều. + Khi sử dụng ròng rọc cố định thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật. Ví dụ: dùng ròng rọc kéo gầu nước từ dưới giếng lên; kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc. Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực;cường độ lực;F

Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.

+ Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. Ví dụ: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết