Văn bản ngữ văn 11

NL

trả lời các câu hỏi trong bài: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân(cả 2 bài)

LP
4 tháng 9 2016 lúc 10:55

Bạn Tham khảo nha!

I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:
1/ Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
2/ Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
1/ Giọng nói cá nhân: Khi nói chúng ta vẫn dùng các âm, các thanh chung của ngôn ngữ cộng đồng, nhưng mỗi người có một nét riêng, không ai giống ai.
2/ Vốn từ ngữ cá nhân:
- Từ vựng là tài sản chung của toàn dân.
- Vốn từ ngữ cá nhân: là sự ưa chuộng và quen dùng một số từ ngữ nhất định. Vốn từ cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: lứa tuổi, giới tính, cá tính nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...
VD: “Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói là hãi...” (Ma Văn Kháng)
3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:
- Từ ngữ là vốn từ chung của toàn xã hội.
- Lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ kết hợp từ, tách từ, chuyển loại từ hoặc mang sắc thái phong cách... tạo nên những biểu hiện mới.
VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.
4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung.
VD: SGK (Tr.12)
5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm như từ mới, câu ngữ, đoạn, bài... có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung.
VD: SGK (Tr.12+13)
=> Ở VD Tr1.12, tác giả NT đã đảo trật tự cú pháp.
=> Tr.13, tác giả Tô Hoài lại sử dụng phương thức tính lược thành phần CN và VN của câu.
KẾT LUẬN: 
Biểu hiện của nét riêng trong lời nói cá nhân là PHONG CÁCH CÁ NHÂN.
PHẦN LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1​

: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “thôi” in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.​

(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khê)
=> Từ “thôi” vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó nhưng trong bài thơ này, NK đã sáng tạo, “thôi” có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. “Thôi” là hư từ được NK dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nỗi.
2. Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong 2 câu thơ sau. Cách sắp đặt ấy tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
(Hồ Xuân Hương - “Tự tình” II)
- Hai câu thơ của HXH được sắp xếp theo lối đối : “xiên ngang - đâm toạc; mặt đất - chân mây; rêu từng đám - đá mấy hòn. Kết hợp với hình thức đảo ngữ.
- Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu nhưng không khuất phục mà phải “xiên ngang mặt đất”. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ đây lại nhọn hoắt hơn để “đâm toạc chân mây”.
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với các bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ.
=> Cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như : đối lập, đảo ngữ, cách dùng từ ngữ tạo hình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của HXH. Cách miêu tả thiên nhiên của bà bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi đát nhất.

Bình luận (0)
LP
4 tháng 9 2016 lúc 10:56
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
(Tiết 2)​III. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN:
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1: 
- Nghĩa từ nách trong câu thơ: Phần giao nhau giữa hai bức tường tạo thành một góc.
- Nhận xét: Nguyễn du tạo nên nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
2/ Bài tập 2: Ý nghĩa từ xuân trong lời thơ mỗi tác giả
- Xuân trong lời thơ Hồ Xuân Hương: vừa là mùa xuân; vừa là sức sống tuổi trẻ
- Xuân trong lời thơ Nguyễn Du: người con gái trẻ đẹp
- Xuân trong lời thơ Nguyễn Khuyến: vừa là rượu ngon; vừa là tình cảm bạn bè dạt dào
- Xuân trong lời thơ Hồ Chí Minh: vừa là mùa đầu tiên trong năm; vừa là sức sống mới, tươi đẹp
3/ Bài tập 3: Ý nghĩa từ mặt trời trong lời thơ mỗi tác giả
- Huy Cận mặt trời được dùng với nghĩa gốc
- Tố Hữu mặt trời là lý tưởng cộng sản (nghĩa ẩn dụ)
- Nguyễn Khoa Điềm mặt trời được dùng với nghĩa gốc; và mặt trời là đứa con (nghĩa ẩn dụ)
4/ Bài tập 4: Những từ mới và quy tắc cấu tạo:
a. - mọn mằn: nhỏ bé, tầm thường, không đáng kể.
- Được tạo ra từ tiếng mọn; theo phương thức láy phụ âm đầu.
b. - giỏi giắn: rất giỏi (mang sắc thái thiện cảm, ngợi khen)
- Được tạo ra từ giỏi; theo phương thức láy phụ âm đầu.
c. - nội soi: ở bên trong
- Được tạo ra hai từ nội, soi; theo phương thức từ ghép chính phụ.  
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NO
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết