Soạn văn lớp 8

NY

Tóm tắt câu truyện " Tấm Cám "

TL
4 tháng 10 2016 lúc 21:22

Tấm Cám là một trong nhiều truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam.Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.

      Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tâm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.

     Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày... và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.

      Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.

     Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.

      Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.

     Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.

    Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà. Thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn. Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tâm ở trong quả thị chui ra, nâu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

     Một lần, nhà Vua kinh lí đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung.Cám thây chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.

     Truyện Tấm Cám phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nói lên số phận của những con người mồ côi, bất hạnh và thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác giành và giữ hạnh phúc.

Bình luận (0)
TP
5 tháng 10 2016 lúc 18:01

Tấm là chị em cùng cha khác mẹ với Cám. Khi cha và mẹ qua đời, Tấm ở với mẹ con dì ghẻ. Hai mẹ con gì đối xử với Tấm rất cay nghiệt. Một hôm dì bảo Tấm và Cám đi bắt cá, ai bắt được nhiều sẽ được thưởng yếm đỏ. Tấm bắt được một giỏ cá đầy nhưng bị Cám lừa trút vào giỏ của mình. Tấm khóc. Bụt hiện ra bảo Tấm đem con cá bống còn sót lại về nuôi. Khi cá lớn, mẹ con Cám rình bắt cá làm thịt ăn. Tấm lại khóc. Bụt bảo đem xương cá bỏ vào bốn lọ rồi chôn dưới chân giường. Đến ngày vua mở hội, Bụt bảo Tấm đào bốn lọ ấy lên để lấy quần áo đẹp đi dự hội. Tấm nghe lời, quả nhiên có quần áo, ngựa đẹp và cả đôi giày thêu xinh xắn. Trên đường đi hội Tấm làm rơi một chiếc giày. Vua nhặt được, liền đem chiếc giày đó cho mọi người ướm thử, bảo rằng ai ướm vừa chân sẽ được vua lấy làm vợ. Mọi người nô nức chen nhau thử, nhưng chẳng ai ướm vừa chân cả. Đến lượt mình, Tấm mang vừa như in, liền được vua rước vào cung làm vợ.

Ngày giỗ cha, Tấm về nhà soạn cỗ cúng. Mẹ con Cám lừa Tấm leo lên cây cau rồi đốn ngã cây làm Tấm chết, rồi Cám vào cung thay Tấm. Tấm chết hóa thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn bên vua, Cám liền bắt chim làm thịt ăn. Lông chim vàng anh biến thành cây xoan đào, Cám liền đốn cây xoan đào, lấy gỗ làm khung cửi. Lại đốt khung cửi rồi đem tro đổ thật xa. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, trên cây có một quả thật to. Một bà lão đem quả thị đó về nhà, nâng niu vô cùng. Từ trong quả thị, Tấm chui ra, giúp đỡ bà cụ làm việc nhà. Bà cụ rình thấy, liền chạy vào ôm chầm Tấm và xé bỏ vỏ quả thị. Từ đó hai bà cháu sống với nhau rất đầm ấm. Một hôm vua vào quán nước của bà cụ, nhìn thấy miếng trầu do Tấm têm mà nhận ra vợ. Tấm theo vua trở về cung, trừng phạt mẹ con Cám, rồi sống hạnh phúc trong cung.

 

Bình luận (0)
DL
4 tháng 4 2017 lúc 21:29

- Tấm và Cám là hai chị em cùng cha nhưng khác mẹ. sau khi cha mất, mẹ con cám đối sử với tấm rất độc ác. Một hôm dì ghẻ gọi tấm và cám lại sai đí bắt tép, ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. tấm chăm chỉ bắt được đầy cả dỏ tép còn cám thì chỉ mải rong chơi.Thấy vậy cám lừa tấm và lấy hết tép của tấm mang về, tấm đang ngồi khóc thì có một ông bụt hiện lên và bảo tấm mang con cá bống còn lại trong giỏ về thả và giếng.sau khi mẹ con cám rình và biết được đã giết con cá bống.Tấm lại ngồi khóc, bụt hiện lên và bảo tấm mang xương con cá bống chôn xuống dưới bốn chân dường.Một hôm vua mở hội để chọn vợ , bụt bảo tấm đào bốn chân dường lên quả nhiên mỗi lọ có những vất dụng đẹp đẽ dùng để đi dự hội.Trên đường đi tấm làm rơi một chiếc giày mà người nhặt được lại là nhà vua.Vua nhặt được liền đem cho mọi người ướm thử và nói ai xỏ vừa sẽ lấy làm vợ. mội người chen nhau để thử, đến lượt mình tấm đi vừa như in, nhà vua lấy làm vui mừng và cưới tấm làm vợ. Đén ngày giỗ cha tấm về, mẹ cám bảo tấm chèo lên cây để hái cau,mụ ta đã chặt cây để tấm ngã mà chết, sau đó cám vào cung thay tấm. Tấm chết hóa thành chim vàng anh quanh quẩn bên vua, cám thấy thế liền bắt giết chim.Chỗ lông chim mọc lên một cây xoan , cám đốn cây để làm khung cửi mang tro đi thật xa. Chỗ tro mọc lên một cây thị, một bà lão đi qua và đen trái thị đó về nhà.Từ trái thị tấm chui ra, một hôm nhà vua đi qua và gặp được tấm, đưa về cung.Tấm về cung trừng phạt hai mẹ con cám và sống hạnh phúc bên nhà vua.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
JK
Xem chi tiết