Tập làm văn lớp 7

CK

Tình cảm gia đình là 1 trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca.(SGK Ngữ Văn 7 tập 1).Qua những bài ca dao đã học,em hãy phân tích ý kiến trên.(gồm 4 phần: tình mẫu tử,tình ông bà vs con cháu,tình anh em,tình cảm vợ chồng)

LƯU Ý : phân tích ,không giải thích, chứng minh

H24
6 tháng 8 2019 lúc 20:36

Tham khảo:

Về thị xã An Nhơn (Bình Định), cùng với núi Mò O, tháp Cánh Tiên, chùa Thập Tháp…, du khách không thể không ghé thăm thành Đồ Bàn – một di tích nổi tiếng tại đây.

Trải qua nhiều biến động lịch sử cùng với những thăng trầm của thời gian, thành cổ Đồ Bàn một thời huyền thoại giờ chỉ còn là phế tích. Đến thăm lại thành xưa, hẳn nhiều người cũng đều ngậm ngùi trước cảnh vật đổi sao dời. Nhà thơ Chế Lan Viên trong tập “Điêu tàn” nổi tiếng từng viết về di tích này: “Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở/ Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe/ Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ/ Tan dần trong yên lặng của đồng quê”…

Cổng thành Đồ Bàn.
Cổng thành Đồ Bàn.

Thành Đồ Bàn còn gọi là Vijaya, thành cổ Chà Bàn hay thành Hoàng Đế, thành Bình Định. Thành tọa lạc trên một gò đất cao, bằng phẳng thuộc xã Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn), cách TP. Quy Nhơn khoảng 27 km theo hướng tây bắc. Đây là di tích lịch sử quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia (năm 1982) của tỉnh Bình Định, một trong những niềm tự hào của những người con xứ võ khi nhắc về quê hương. Trong phong trào Thơ mới, có một nhóm thơ rất nổi tiếng hình thành trên đất Bình Định gồm bốn thành viên Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Nhóm thơ này lấy tên “Bàn Thành tứ hữu” nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

Thành Đồ Bàn là chứng tích của những triều đại Chămpa một thời lừng lẫy. Theo các tài liệu lịch sử, Vijaya được người Chăm xây dựng vào năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya, trở thành kinh đô của nhiều triều đại vương quốc Chămpa hùng mạnh tồn tại cho đến thế kỷ 15. Năm 1471, nước Chiêm Thành sụp đổ, thành cũng bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1776, anh cả của Tây Sơn tam kiệt là Nguyễn Nhạc xưng Trung ương Hoàng đế, xây lại thành và đóng đô ở đây (nên thành còn có tên gọi Hoàng Đế). Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành, đổi tên là thành Bình Định (thể hiện tư thế ngạo nghễ của kẻ chiến thắng trước triều Tây Sơn). Năm 1816, Gia Long ra lệnh phá thành, chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.

Ngày nay, trải qua bao tang thương dâu bể, thành Đồ Bàn chỉ còn là rêu cũ dấu xưa. Thành gồm 3 lớp: Thành ngoại chu vi khoảng 7 km, thành nội 1,6 km, “tử cấm thành” 600 m, tường rào cao 3 m làm bằng đá ong. Trong thành hiện nay chỉ còn lại một số di vật như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Bên trong thành có đặt miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là hai danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tuẫn tiết tại đây.

Lần theo dấu xưa thành cổ, lặng nghe chuyện cũ tang thương, chuyện triều đại Chiêm Thành vong quốc, nhà Nguyễn đoạt Tây Sơn cũng chỉ còn là quá khứ hiện về trong hoang phế thành cũ. Đó là những cảm xúc mà bạn sẽ được trải nghiệm khi về với cố đô Đồ Bàn…

#Walker

Bình luận (0)
BT
6 tháng 8 2019 lúc 21:52

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Bình luận (0)
H24
6 tháng 8 2019 lúc 21:57

Tham khảo :

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
TP
7 tháng 8 2019 lúc 17:01

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao, dân ca (khái niệm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật,…)

- Giới thiệu về chùm ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Bài 1: Lời mẹ hát ru con

- Biện pháp so sánh: công cha – núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông

⇒ Dùng cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên để gợi nên công lao to lớn, không gì sánh bằng của cha mẹ

- “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát

⇒ Với việc sử dụng biện pháp so sánh, hình ảnh ẩn dụ bài ca dao đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy

2. Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ

- Thời gian: chiều chiều –thời gian buổi chiều gợi cảm giác buồn, nhớ nhà và từ láy “chiều chiều” gợi cảm giác tuần hoàn, lặp đi lặp lại

- Không gian: ngõ sau – gợi sự vắng lặng, không gian rộng lớn, mênh mông, gợi sự cô đơn, buồn tẻ

- Nỗi niềm của người con gái:

+ Trông về quê mẹ: một cái nhìn đăm đăm, đầy thương nhớ

+ Ruột đau chín chiều: nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

⇒ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

3. Bài 3: Lời của con cháu với ông bà

- Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính

- Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình

- So sánh theo mức độ tăng tiến: bao nhiêu ... bấy nhiêu gợi nên nỗi nhớ trùng điệp, vô tận, không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt

⇒ Câu ca dao nói lên một tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng của con gnuwoif Việt Nam: luôn hiếu thảo, biết ơn đối với đấng sinh thành

4. Bài 4: Tiếng hát về tình cảm anh em ruột thịt

- Sử dụng cặp từ “cùng chung”- “cùng thân”: khẳng định tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết

- Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống

⇒ Bài ca dao nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

+ Nội dung: ca ngợi tình cảm gia đình, răn dạy mỗi người phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn của cha mẹ

+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối nói ví von, so sánh, ẩn dụ, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ,...

- Cảm nhận của bản thân: tình cảm gia đình, anh em ruột thịt luôn là tình cảm thiêng liên và quý giá nhất. Mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ và giữ gìn tình cảm ấy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết