Văn bản ngữ văn 8

NH

thuyết minh về thể thơ song thất lục bát

giúp nha

NF
18 tháng 12 2017 lúc 20:01

Thể thơ song thất lục bát (hai 7+6-8), cũng được gọi là lục bát gián thất (6-8 xen hai 7) hay thể ngâm là một thể văn vần (thơ) đặc thù của Việt Nam. Một số tác phẩm lớn trong văn chương Việt Nam, trong đó có bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra quốc âm đã được viết theo thể thơ này.

Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.

Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bảy dưới, chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần với chữ thứ 5 (đôi khi chữ thứ 3) của câu thất tiếp theo.

Chữ thứ--1----2----3----4----5----6----7----8--
Câu số Vần
1 - - t - b - T
2 - - b - T - B
3 - b - t - B
4 - b - t - B t B
5 - - t/B - B/b - T
6 - - b - T - B
7 - b - t - B
8 - b - t - B t B

Chú thích:

-: Không bắt buộc T: vần trắc, với các dấu thanh: Hỏi, ngã, sắc, nặng B: vần bằng, với các dấu thanh: Ngang (không) hay huyền Chữ in hoa: Chữ phải giữ vần

Một đoạn song thất lục bát tiêu biểu với "yêu vận" và "cước vận" in đậm:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Nào ai gây dựng cho nên nỗi này

Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt khúc mây

Chín tầng gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

Là một thể thơ đặc biệt của người Việt, song thất lục bát cùng với lục bát rất được các tác giả ưa chuộng trong suốt thời kì văn học trung đại Việt Nam. Thể thơ này phát triển mạnh vào thế kỉ 18 cho đến tận đầu thế kỉ 20. Nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam đã sử dụng thể thơ này như bản dịch Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), bản dịch Tì bà hành (Phan Huy Thực), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Hải Ngoại huyết thư (Phan Bội Châu)v.v...

Sau khi phong trào Thơ mới xuất hiện, song thất lục bát không còn được các nhà thơ ưa chuộng nữa. Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Hàn Mặc Tử có số ít bài song thất lục bát. Các tác phẩm thuộc thể thơ này ngày càng hiếm gặp, có lẽ một phần do những quy định về vần luật phức tạp và khó khăn của nó. Một số tác phẩm song thất lục bát tiêu biểu của thời kì hiện đại có thể kể đến: Bà má Hậu Giang, Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu)

Tham khảo qua , nhơ tick

Bình luận (9)
DT
16 tháng 1 2018 lúc 20:03

Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này.

Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8.
Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất.
Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.

Luật

Bảng chính luật Thơ song thất lục bát được viết như sau

x - t - T - b - B - t - T
x - b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B


Nhưng bản luật mà chúng ta thường dùng là

x x x x B x T(v)
x x B x T(v) x B(v*)
x B x T x B(v*)
x B x T x B(v*) x B(v**)

(v) = vần
B = bằng, T = trắc
x = là chữ không tính, bằng hay trắc gì cũng được

Ghi chú: Chữ thứ bảy của câu bát tuy bất luận, nhưng chúng ta nên dùng một chữ trắc, âm điệu sẽ hay hơn.

Cách gieo vần

------------------------------------
Xin được tóm tắt gọn như sau, để giúp các bạn trẻ nhanh chóng nắm bắt được các bí quyết của thể loại này :
-Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).
-Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc(T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc)
-Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)
-Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)
-Chữ cuối câu 8 vần Bằng , lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

(trích Thi Pháp - Hàn Sĩ Nguyên)
------------------------------------

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, *
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. *
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào.

Chinh Phụ Ngâm Khúc -Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm


Đối trong thể Song Thất Lục Bát

Thể thơ này không bắt buộc phải có các cặp đối, nhưng hai câu thất, số chữ bằng nhau, nếu các thi nhân có thể viết thành một cặp đối :


Câu cẩm-tú đàn anh họ Lý
Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương

Mùi phú-quí nhử làng xa-mã,
Bả vinh-hoa lừa gã công-khanh

Cầu Thệ-thủy ngồi trơ cổ-độ
Quán Thu-phong đứng rũ tà-huy

Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều

Trống Tràng Thành (2) lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền (3) mờ mịt thức mây.

Chàng thì đi cõi xưa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.

Chốn Hàm Dương (19) chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương (20) thiếp hãy trông sang.

Chinh phụ ngâm khúc

Bình luận (0)
LH
18 tháng 12 2017 lúc 19:59

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thưòng dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huvên thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và nẹắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạne phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý tronẹ ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trườne hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu...

do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tât thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đât được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.



Bình luận (0)
H24
18 tháng 12 2017 lúc 20:42

lên link mk nè:https://hoc24.vn/hoi-dap/question/509426.html

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HP
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết