Hướng dẫn soạn bài Ôn dịch, thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện

HG

Thuyết minh về ôn dịch thuốc lá.

Lẹ lẹ nhea bà con

PA
11 tháng 11 2016 lúc 20:07

Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải biết được tác hại của chúng, biết để không hút và giúp người thân của bạn từ bỏ thuốc lá.

Chúng ta có thể viết ra được không biết bao nhiêu là trang giấy để nói về tác hại thuốc lá. Mỗi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Thuốc lá được tạo nên từ những gì mà lại gây hại đến vậy?

Trong khói thuốc lá có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện , các chất gây độc và 43 được biết là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.…

goài ra, hút thuốc còn làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn, dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác như ung tư miệng, đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thận…Các nhà khoa học đã khảo sát và tìm ra đc rằng tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm, tức là khi hút 1 điếu thuốc tự ta đã làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Thế thì có phải chỉ có người hút mới chịu những tác hại xấu do thuốc lá ?

Ngoài con đường hút thuốc trực tiếp, thuốc lá còn có thể gây hại qua việc ta hít phải khói thuốc của người khác. Trẻ em và người lớn, những người không hút thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chụi rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ có cha không bao giờ hút thuốc. Đó là những ảnh hưởng không nhỏ tí nào.

Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh.

Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ.Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá mang nhãn mác phương Tây, nhiều người cứ nghĩ rằng người phương Tây hút thuốc nhiều. Thực ra không phải như vậy. Tại Hoa Kỳ và Canada, tỷ lệ người hút thuốc lá đang giảm một cách nhanh chóng. Ở nhiều nước phương Tây, giờ đây việc hút thuốc lá ở những nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện và trường học là phạm pháp. Vì thuốc lá đang bị tẩy chay tại những nước này, các công ty thuốc lá đã để mắt tới những nước đang phát triển như đất nước chúng ta chẳng hạn. Các công ty thuốc lá muốn chúng ta tin rằng hút thuốc là “cao sang”.

Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình …Và còn nhiều nghịch cảnh khác ko kể ra hết được.

Đã biết được những điều trên, chúng ta – những người đã nghiện thuốc lá và những người chưa cần phải làm gì? Trước hết, đối với những người chưa hút , đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này.

Còn với những người đã nghiện hút, phải tìm được nguyên nhân vì sao mình lại hút thuốc, để từ đó tìm cách làm sao cho mình bỏ được. Và quan trọng nhất, ta phải quyết tâm cai thuốc: trước khi cai thuốc, ta phải quyết định thật sự mình muốn gì chứ không phải chỉ gia đình, bạn bè của mình muốn gì.Hãy lên kế hoạch cho tương lai, đưa ra các mục tiêu cho mình và lập kế hoạch để thực hiện và hãy tập trung vào các mục tiêu đó hút thuốc có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một trong những cách hữu hiệu nhất là nhai kẹo cao su mỗi khi muốn hút thuốc. Tập dần thói quen này dần sẽ thay thế hẳn luôn việc nghiện thuốc lá. Và sau khi ta đã bỏ được, đôi khi những cơn “ghiền” vẫn quay lại. Hãy sẵn sàng để đối phó nếu tình huống đó xảy ra. Cai thuốc không phải là việc dễ dàng nhưng nhiều người vẫn làm được.

Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói – thiếu hiểu biết – hút thuốc – bệnh tật, nghèo đói… sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.

Bình luận (0)
LP
12 tháng 11 2016 lúc 17:14

Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh... cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư... đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt... thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi "hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ" nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút... không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất... trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.

Thuốc lá - Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ... khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau... nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút - không mua - không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.

Bình luận (0)
TP
12 tháng 11 2016 lúc 17:41

- Bệnh nghiện thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng con người còn nặng hơn AIDS.

- Trích dẫn câu văn của Trần Hưng Đạo nêu nhận xét về cách đánh của giặc, trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả ví ngầm thuốc lá với ai? Sự tác hại như thế nào mới là đáng sợ? Cái chết của những người hút thuốc lá có giống như “Giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” đất nước, dân tộc ta? Như vậy, lối lập luận có chặt chẽ không, có làm tăng độ cảnh báo của tác giả đối với người hút thuốc không?

- Sự thật thì đã có người nói:“Tôi /lút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”. Đúng là quyền tự do cá nhân. Nhưng tác giả đã đáp lại như thế nào? Không khí đê thở là tài sản chung hay là tài sản riêng của người nghiện thuốc gây ra mà tác giả dã nêu có đúng ỉ à tội ác không?

- Người lớn đã đẩy con em vào con đường phạm pháp bằng cách nào? Các nước ở châu Âu đã làm gì để chống thuốc lá? Đất nước ta đã thanh toán một số bệnh hiểm nghèo như châu Âu chưa? Bây giờ nhiễm bệnh thuốc lá thì sẽ như thể nào? Kiến nghị của tác giả có xác đáng không ?

I. Có câu chuyện kể lại rằng một nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã quan sát thổ dân ở quần đảo Ăng-tin (Antilles) vùng biển Đại Tây Dương quấn một loại lá iu ỉu khô rồi đốt và hút. Nhà thám hiểm đó đã thử làm theo và cảm thấy có chút lâng lâng sảng khoái. Thế là hạt giống được đưa về Tây Ban Nha, châu Âu và rồi lan khắp thế giới, mà nơi trồng nhiều nhất là Trung Quốc, Ân Độ, Bra-xin, Nhật Bản,... Mỗi năm toàn thế giới sản xuất khoảng bốn triệu tấn thuốc lá khô.

ít ai ngờ loại cây dùng để hút chơi, làm thuốc chữa bệnh ngoài da, rắn rết và côn trùng cắn, và có thể chế thành thuốc trừ sâu lại là loài cây độc hại. Ớ Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Viện đã lên tiếng báo động : “Ôn dịch, thuốc lá".

II.Bài nghị luận của Nguyễn Khắc Viện có thể được chia làm ba phần, với nội dung cụ thể:

- Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.

- Cách gây hại của thuốc lá đối với cá nhân người nghiện và đối với những người chung quanh, nhất là đối với thanh thiếu nhi.

- Thế giới chống hút thuốc lá.

ở phần đầu bài của bài văn, với vốn kiến thức khái quát về y học khá rộng, Nguyễn Khắc Viện đã đề cập đến các bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và rộng làm chết người hàng loạt, người đời thường gọi là ôn dịch như dịch hạch, dịch thổ tả, mà “nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy".Tác giả còn đề cập đến việc “cả thế giới đang lo âu về AIDS” vì chưa tìm ra thuốc điều trị. Nhắc đến những bệnh dịch khủng khiếp đã điều chế được thuốc đặc trị hay chưa là để nhấn mạnh một dịch bệnh khác đã xuất hiện khá lâu, mọi người đều thấy, nhưng vì thiếu hiểu biết nên chưa nhận ra: “Ôn dịch, thuốc lá"! Ôn dịch,về từ Hán Việt có nghĩa là bệnh thời khí hay bệnh truyền nhiễm, nhưng còn có ý mắng nhiếc, chửi rủa trong khẩu ngữ hàng ngày. Trong tựa đề của bài văn, tác giả còn dùng dấu phẩy để tách rời ôn dịchvà thuốc lálà để nhấn mạnh cả hai nghĩa đối với thuốc lá.Điều đó thể hiện thái độ dứt khoát ghê tởm thuốc lá của ông. Tại sao thế? Bởi vì “thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.”

Phần hai của bài văn, tác giả tập trung giải thích, chứng minh và bình luận nhằm trả lời câu hỏi: Tại sao thuốc lá lại đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS?

Trước khi giải thích và chứng minh để trả lời câu hỏi trên, Nguyên Khắc Viện đã trích dẫn nhận xét của Trần Hưng Đạo về cách xâm lược của quân Nguyên rằng:

“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu".

Trích dẫn danh ngôn ấy, Nguyễn Khắc Viện muôn so sánh để nhân mạnh sự đáng sợ về cách hủy hoại con người của thuốc lá. Từ ý nghĩ có tính khái quát ấy, tác giả bắt đầu giải thích và chứng minh.

Vốn là một bác sĩ học và tốt nghiệp tại Pháp, Nguyễn Khắc Viện đã vận dụng kiến thức y học để giải thích tại sao chất hắc ín có trong thuốc lá là thủ phạm gây ra bệnh ung thư, mà “trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá".

Tác giả còn cho người đọc biết trong thuốc lá còn có chất ô-xít cac-bon, “chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa”.Hồng huyết cầu không được tiếp cận ô-xi thì sẽ không tái sinh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến năng lực làm việc của mỗi người vì sức khỏe ngày một yếu dần đi theo lối “tằm ăn dâu”. Trong thuốc lá còn có chất ni-cô-tin. Đây là một chất gây nghiện cực độc. Khi đã nghiện người hút thuốc lá vẫn sống dai dẳng, sức khỏe bị hao mòn dần như kiểu “tằm ăn dâu” khiến ảnh hưởng đến sức lao động và tốn tiền mua thuốc lá. Lượng ni-cô-tin nhiều gây nên những bệnh cực kỳ nguy hiểm như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Để chứng minh những bệnh nguy hại ấy do thuốc lá gây ra, tác giả đã nêu những điều mà ông chứng kiến khi hành nghề ở nhiều bệnh nhân khác nhau. “Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thể nào, rồi phải

cắt dần từng ngón chân .đến cả bàn chân; có thấy những người 40-50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê tởm của thuốc lá".Những hình ảnh ấy đã chứng minh cái đáng sợ của những bệnh do thuốc lá gây ra. Đưa những hình ảnh ghê rợn này vào bài viết để nhấn mạnh thêm về sự đáng sợ ấy với hy vọng người chưa biết hút thuốc lá hãy tránh xa nó, còn người đã lỡ hút thì hãy tìm cách từ bỏ nó để cứu vòm họng, hai lá phổi, hồng cầu, các động mạch trong chính cơ thể mình. Nhờ vậy mà sức khỏe tốt dần lên, môi trường trong lành hơn.

Người hút thuốc thường bảo: “7ÌÔỈ hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!".Đúng đó là quyền tự do cá nhân mà luật pháp chưa cấm đoán, nhưng có quyền ra quy định hạn chế do có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Không khí để thở là tài sản chung. Hút thuốc nơi công cộng “thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc”, nghĩa là người hút thuốc đã phạm vào tài sản chung ấy. Để chứng minh cho lập luận sắc bén ấy bằng một loạt người bị nhiễm độc vì sông chung với người hút thuốc lá như vợ con, người làm cùng phòng. Tác giả còn cố đánh thức lương tri của mọi người bằng lời văn gây cảm xúc: “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu".

Người nghĩ đến gia đình, vợ con ắt hẳn sẽ không hút thuốc bên cạnh người vợ đang mang thai sau khi đọc câu văn vừa thắm thiết tình người vừa chỉ rõ hậu quả của sự nhiễm độc khói thuốc lá ấy.

Đoạn cuối phần hai của bài văn, tác giả tập trung nêu gương xấu của người lớn hút thuốc đối với thiếu niên. Ông nêu ra tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ởcác thành phố lớn Âu-Mĩ ngang bằng với nước ta, nhưng để có tiền mua một bao thuốc lá 555 cho đứng kẻ sành điệu là cả một vấn đề. Với thanh thiếu niên Âu-Mĩ thì đó chỉ là khoản tiền nhỏ, còn với thiếu niên Việt Nam, nếu muôn có thì “c/ĩỉ có một cách là trộm cắp".Ngạn ngữ phương Tây có câu “trộm cắp một quả trứng, (có thể) trộm cắp một con bò (sau này)”.Thông thường là trộm cắp của người trong nhà, lúc đầu lấy ít thôi (quả trứng), nhưng càng về sau thì tài sản trộm cắp càng lớn (con bò). Khi không thể trộm cắp trong nhà nữa thì trộm cắp bên ngoài để thỏa mãn việc hút thuốc lá, uống một cốc bia, rồi đến với ma tuý. Và tác giả quy tội: “Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm cử chỉ cho một biểu tượng quý trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp".

Phần cuối của bài văn, tác giả bàn về việc chống hút thuốc ở châu Âu bằng những quy định: cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phạt nặng những ai vi phạm và tái phạm, cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện truyền thông, tuyên truyền rộng khắp những tác hại do thuốc lá gây ra để đạt được mục đích “Mộ/ châu Ấu không còn thuốc lá".Từ thực tế của các nước phát triển ở châu Âu, tác giả đã so sánh với thực trạng nhiều bệnh tật do vi trùng, ký sinh trùng gây ra nhưng chưa thanh toán được ở nước ta, “lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá"để cất lời kêu gọi: “Đã à ứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này".

Với lời văn bình dị, lập luận bằng phép nhân quả, so sánh đối chiếu theo một trật tự hợp lý, Nguyễn Khắc Viện đã giúp người đọc nhận ra thuốc lá là tác nhân chính của một số bệnh nguy hiểm chết người. Nó còn nguy hiểm hơn các bệnh ôn dịch khác do có chất gây nghiện đẩy dần thanh thiếu niên vào con đường phạm pháp, gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sông gia đình và xã hội. Biết vậy nhưng thuốc lá vẫn tồn tại với lời cảnh báo trên bao bì. Và chờ một quyết tâm cao hơn, biện pháp triệt để hơn trong việc phòng chống ôn dịch này.

 
Bình luận (0)
LA
12 tháng 11 2016 lúc 19:57

Xã hội ngày càng phát triển , con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khoẻ của con người .Một trong số đó là thuốc lá !

Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khoẻ” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc.Hút đến vàng răng,vàng cả ngón tay cầm thuốc,hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh…Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút , trẻ nhỏ cũng hút.Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có,do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.

Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó . Trong thuốc lá có chứa Nicôtin là một chất gây nghiện . Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho , khó thở , tức ngực , thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy , thuốc lá làm cho sức khoẻ và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng.Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng.Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều ,nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khoẻ vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…

Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khoẻ của mình và cảm giác của những người xung quanh. Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái . Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO , cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm . Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm ?

Thuốc lá có hại như vậy . Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá ?Có lẽ cần tuyện truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng . Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối .Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao , chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn,bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người thân trong gia đình mình .

Thuốc lá có hại .Thuốc lá nguy hiểm cho sức khoẻ .Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
BO
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
AV
Xem chi tiết