Tôi đang lim dim bên đàn gà con mới nở thì chợt nghe tiếng ồn ào vọng lại từ chuồng gia súc. Khẽ lừa đàn con xuống ổ rơm, tôi rảo bước nhanh đến bên hàng xóm, thì ra lại là cuộc tranh giành địa phận của mấy cậu bò với bác trâu. Mấy cậu này cũng thật quá quắt lắm, các cậu ấy dám lớn tiếng quát tháo, đẩy bác trâu vào bên chuồng chật hẹp chỉ vì tự cho rằng bác trâu to lớn, chiếm nhiều diện tích, ngày ngày nếu không có việc thong dong ra đồng cũng nhà nông thì quả là giống động vật vô tích sự.
Câu nói “vô tích sự” mà các cậu bò nhiếc móc bác trâu cứ văng vẳng bên tai tôi, nó biến thành một chiếc đòn bẩy hất mạnh tôi về phía cửa chuồng, dõng dạc thét lớn:
- Mấy cậu bò kí, các cậu hãy dừng lại ngay, các cậu biết những gì về bác trâu mà dám to tiếng nói rằng bác ấy vô tích sự?
Mấy cậu bò hung hăng nhìn nhau rồi liếc lên cửa chuồng cười ha hả:
- A! mụ gà mái, mụ thích gây sự với bọn này sao? Thế mụ thì biết gì về lão ấy nào? Hừ, vai trò không, ý nghĩ cũng không. Nếu mụ có nói được những cái ấy, bọn này xin trả lại địa phận cho lão
Cậu bò nói xong lại quay đi cười khinh bỉ. Tôi đứng trên cửa chuồng, liếc nhìn các cậu ấy một lượt rồi cất giọng:
- Là họ gia súc, gia cầm như tôi và các cậu thì không lí nào là không biết Việt Nam ta là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời, Kể từ thời vua Hùng dựng nước, người nông dân đã biết dựng làng, dựng ấp và cẩy trồng lúa nước, tổ tiên bác trâu đã đến với nhà nông từ ấy. Trải qua thời gian, hình ảnh họ hàng bác trâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc của làng quê Việt Nam. Chẳng biết tự bao giờ, khi nói đến bac trâu, người nông dân Việt lại nghĩ ngay đến những nét rất riêng của làng quê, nào con đường đất mấp mô, nào gốc đa xanh rì rào, nào cánh đồng lúa thơm mát... Vì sao vậy, đó là bởi những nơi này đã gắn bó với bác trâu như người nông dân gắn bó với chính ngôi làng của mình. Sáng, khi mặt trời còn chưa chịu ló mặt khỏi rặng tre, khi các anh còn đang uể oải trong chuồng, trên con đưòng đất dài và rộng, người ta đã có thể trông thấy cái bóng đen hăm hở của bác trâu hướng ra phía cánh đồng, sau bác là một người nông dân lực điền với nào cày nào cuốc. Tù hình ảnh quen thuộc này, tôi đã nghe các cụ ta nói: “ Con trâu đi trước, cái cày theo sau” đấy.
Tham khảo:
Tôi, một loài động vật mà không một người nông dân nào chưa gắn bó với tôi và ngay cả các cô nhóc , cậu nhóc bé tỉ ở làng quê cũng đã từng bít tới tôi như một người bạn thân. Vậy các bạn biết tôi là ai không ? Tôi chính là "con trâu"
Chúng tôi thuộc họ nhà Bò , phân bộ nhai lại , nhóm sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, lớp thú có vú. Và tiền thân của chúng tôi là trâu rừng thuần hóa ,với cặp lông mày xám đen, thân hình chắc khỏe vạm vỡ, thấp , ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ,nặng từ 350-700kg, sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi.
Dần, hình ảnh chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam . Chính vì có ích cho mọi nhà nông, chúng tôi đã duy trì nòi giống bằng cách đẻ ra các chú nghé con, từ 5-6 con trong 1 lứa , 1 chú nghé bình thường nặng từ 22-25kg. Chúng lớn lên và tiếp tục phục vụ đời sống cho nhà nông.
Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hằng ngày chúng tôi được người nông dân ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không biết từ bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân.
Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi còn là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông . Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng ,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuộc là ai . Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, họ sẽ đem người thắng cuộc ấy làm vật tế dâng lên thần linh để thần linh ban phúc cho mùa màng thu được nhiều lợi nhuận. Và lễ hội chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ :
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"
Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên .Lễ hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật...Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan. Nhắm mục đích cho dân làng được ăn mừng sau 1 vụ mùa thành công vất vả.
Không chỉ gắn bó với những người nông dân, chúng tôi còn là người bạn thân của các cô nhóc cậu nhóc.Trời bắt đầu đổi màu , thì hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu đọc sách, thả diều, hay dẫn trâu đi ăn cỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Hay trong không khí yên lặng của buổi hoàng hôn, lại có tiếng sáo du dương của chú mục đồng ngồi trên lưng trâu đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ của làng quê Việt Nam.
Là một con vật, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bằng nữa phải không . Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân. Và nếu chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy làm cho cuộc sống có thêm vô số điều tốt đẹp.
Dưới địa ngục tối om, Diêm Vương đang tra hỏi các linh hồn. Một không gian lạnh lẽo và u ám đến rùng mình. Ngay cả tôi – một anh chàng trâu khá vạm vỡ lúc còn sống trên trần gian, khi xuống đây còn phải cảm thấy sợ hãi. Hai bên cửa địa ngục, quỷ đầu trâu mặt ngựa đứng đó với một vẻ mặt lạnh lùng và giữ tợn. Bỗng quỷ hô to:
– Tới lượt hồn Trâu!
Tôi bước vào mà lòng lo sợ, xung quanh tôi toàn những khuôn mặt đáng sợ! Diêm Vương với đôi mắt trợn trừng, hỏi tôi:
– Trâu kia! Hãy mau khai nguồn gốc lai lịch của ngươi!
Tôi đang mải nghĩ, bỗng giật mình khi nghe tiếng hỏi của Diêm Vương. Tôi vội cúi đầu xuống đáp :
– Dạ dạ, tôi vốn thuộc họ Bò, thuộc lớp động vật có vú. Tôi có nguồn gốc từ Trâu rừng thuần hoá. Từ xa xưa đến nay, họ nhà Trâu chúng tôi vẫn gắn bó với người nông dân Việt Nam.
Diêm Vương cúi xuống nhìn. Tôi khum người lại. Tôi rất hoang mang, chỉ sợ mình đã lỡ nói ra điều gì sai. Rồi một lúc sau, Diêm Vương nó :
– Trông thân hình ngươi to béo, vạm vỡ thế kia chắc hẳn rất khoẻ?
Tôi quýnh lên đáp lại:
– Dạ vâng Họ nhà Trâu chúng tôi ai cũng khoẻ cả, tôi tự hào về điều đó! Với bộ lông xám, thân hình vạm vỡ, bụng to mông dốc, khiến họ nhà Trâu chúng tôi có thể phân biệt được với họ nhà Bò ạ. Không chỉ có thế mà chúng tôi còn có một đôi sừng khá vững chắc hình lưỡi liềm. Và với những đặc điểm đó, chúng tôi mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả bà con nông dân nữa ạ !
– Thế ngươi hãy kể ra để ta xem có đúng là họ Trâu nhà ngươi có lợi ích không? – Diêm Vương hỏi tiếp. Tôi kính cẩn trả lời:
– Thưa vâng! Đối với bản thân tôi, đôi sừng giúp tôi tự vệ. Tuy nhiên bản chất của họ nhà Trâu chúng tôi là hiền lành nên chỉ khi thực sự cần thiết chúng tôi mới cần đến tự vệ. Còn lợi ích quan trọng nhất của họ nhà Trâu chúng tôi lại là giúp bà con nông dân cày cấy. Mỗi một ngày tôi có thể cày được từ bốn đến năm sào ruộng lớn. Không những thế mà tôi còn kéo được cả xe, xe có nặng chở cả người tôi cũng kéo được. Và đương nhiên là cả họ chúng tôi cũng đều như thế cả. Có điều, còn một lợi ích nữa, nhưng tôi sợ vô lễ nên không dám nói ra ạ.
Diêm Vướng xua tay, nói:
– Không sao, ta bỏ qua cho ngươi, ngươi cứ tiếp tục đi, ta đang nghe.
Tôi vội vàng nói tiếp:
– Vâng, thưa ngài, lợi ích mà tôi định nói tới là con người còn dùng phân chúng tôi để bón ruộng hoặc là để cho cá ăn.
Như thế ruộng mọc xanh tốt, còn cá rất béo, khiến bà con nông dân rất vui vẻ.
Nói đến đây, tôi ngừng lại suy nghĩ về những điều mà họ nhà Trâu chúng tôi có thể làm vui lòng mọi người. Dường như Diêm Vương nhìn thấy thế, ngài tiếp tục hỏi:
– Còn gì nữa không ?
Tôi liền trả lời ngài:
– Dạ, thường là trong các hội làng không thể thiếu chúng tôi được. Bởi chúng tôi là chủ chốt của hội chọi trâu diễn ra hằng năm của nhiều địa phương. Còn đối với nhiều làng làm tranh, chúng tôi thường được họ vẽ lại qua các bức tranh một cách nghệ thuật theo hướng tranh dân gian. Điều đó khiến bản thân tôi rất vui! Trong cuộc sống của người nông dân, tuổi thơ của họ thường gắn liền với chúng tôi. Vào các buổi chiều, trẻ con trong làng thường dắt chúng tôi ra đồng ăn cỏ, họ vui chơi, tắm ở ao làng là không thể thiếu chúng tôi được. Họ coi chúng tôi như những người bạn tốt và ngược lại chúng tôi cũng vậy. Không chỉ thế, họ nhà Trâu chúng tôi là một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam, làng quê Việt Nam.
Lúc này, Diêm Vướng lại gật gù, rồi hỏi :
– Ngươi có ích như vậy, gắn bó với người dân như vậy sao lại bị xuống đây?
Tôi ngậm ngùi trả lời :
– Thưa Diêm Vương, tôi có tội tình gì đâu, chỉ do một phần ích lợi của chúng tôi là cho thịt mà thôi. Tôi bị con người giết thịt nên mới ra nông nỗi như thế này. Tôi cũng đành cam chịu bởi họ đã nụôi dưỡng chúng tôi bằng công sức của họ, cho chúng tôi ăn uống đầy đủ, lại chăm sóc cũng rất tận tình…
Cả Diêm phủ lúc đó im lặng hẳn đi, thế rồi Diêm Vương ra quyết định :
– Ngươi cũng rất biết điều, nhớ ơn tới công sức của người nông dân thế là rất tốt.
Tội nghiệp cho ngươi ! Ta sẽ cho ngươi kiếp sau được làm người để bù đắp việc ngươi bị giết thịt. Ngươi quả là một con vật có ích, là một người bạn tốt của nhà nông.
I. Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+ …
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quêViệt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
I. Mở bài: Giới thiệu về con trâu Việt Nam
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: Cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: Chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kĩ thuật hiện đại: Máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam