Sở dĩ gấu trúc đang ở trong tình trạng nguy hiểm vì chúng sinh sản ít, các con non lại khó sống và diện tích phù hợp để sinh sống trong tự nhiên lại quá nhỏ hẹp (chỉ sống trong rừng tre, trúc ở các vùng núi cao tại một số tỉnh Trung Quốc). Ngoài ra, chúng cũng có thể dính bẫy của thợ săn dù họ muốn nhắm tới các loài khác như hươu nai.
Nhìn yêu chưa này? Vì sao gấu trúc mang bộ áo đen trắng? Các nhà khoa học vẫn chưa rõ về chuyện này. Người ta đặt giả thuyết có thể chúng dần phát triển bộ lông này để dễ tìm thấy nhau hơn. Một giả thuyết khác lại cho rằng bộ lông đen trắng ngụy trang tốt hơn khi đang trèo lên ngọn cây. Quả thật phân biệt rõ một con gấu trúc khi nó ở trên ngọn tre là điều rất khó. Mỗi con gấu có một bộ lông khác nhau nhau và một số ít con còn có lông màu nâu – trắng. Chui lên cây ngủ cơ đấy. Cuộc đời của gấu trúc diễn ra như thế nào? Khi mới sinh, gấu trúc con dài khoảng 15 – 17 cm so với chiều dài lên tới 1,5m lúc trưởng thành. Chúng cũng không có lông và rất yếu ớt. Gấu trúc mẹ rất cưng chiều đứa con nhỏ của mình, nó thường ôm con sát vào ngực để sưởi ấm và ở bên con nhiều ngày liền mà không màng ăn uống. Tới khi 9 tháng tuổi, gấu trúc con bắt đầu ăn tre, trúc và tới khi 18 tháng tuổi, chúng có thể sống tự lập. Gấu trúc con đấy, nhìn yếu ớt quá. Vòng đời của gấu trúc kéo dài tới 20 – 30 năm, tùy thuộc vào việc chúng sống hoang dã hay được nuôi. Gấu trúc nuôi sẽ sống lâu hơn vì được chăm sóc tốt. Đồ ăn yêu thích Không như anh bạn Po tham ăn trong Kungfu Panda, gấu trúc hầu như chỉ ăn cành, lá non của tre, trúc và một ít côn trùng hoặc trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là tre, trúc và điều này góp phần tạo ra hình ảnh hiền lành cho loài vật này. Tớ ăn uống giản dị lắm. Mỗi ngày, gấu trúc dành tới 12 giờ để ăn trong những khu rừng ẩm ướt và lạnh lẽo trên núi cao Trung Quốc. Đó không phải là thứ thức ăn bổ dưỡng nên gấu trúc phải ăn rất nhiều, có thể lên tới gần 40kg tre, trúc một ngày. Nếu các rừng tre bị thu hẹp, gấu trúc sẽ gặp mối nguy hại vô cùng lớn. Hiện tại chỉ còn khoảng 1600 con đang sống trong các khu rừng này. Gấu trúc cũng có "nghề nghiệp" hẳn hoi Vào những năm 70, chính phủ Trung Quốc đã biến gấu trúc thành một dạng “đại sứ” của mình qua quá trình trao đổi với các vườn thú trên thế giới. Điều này đánh dấu sự trao đổi văn hóa đầu tiên giữa CHND Trung Hoa và Phương Tây. Một bé gấu trúc dễ thương! Tuy nhiên, kể từ năm 1984, người Trung Quốc đã biến gấu trúc thành một món hàng. Họ cho các vườn thú khắp nơi thuê gấu trúc với giá 1 triệu USD 1 năm và ra điều kiện bất cứ con gấu trúc con nào sinh ra trong thời gian cho thuê cũng thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có nhiều vườn thú tìm cách thuê gấu trúc để thỏa mãn yêu cầu của khách thăm quan, nhất là các em nhỏ.