Văn bản ngữ văn 9

KS

thuyết minh về cây chuối có sử dụng biện pháp nghệ thuật ( không chép mạng)

DH
9 tháng 9 2019 lúc 8:08

Tham khảo:

DÀN Ý BÀI THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI
1.MỞ BÀI
Giới thiệu cây chuối: Một loài cây thân thuộc với làng quê

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc của cây chuối: ở vùng nhiệt đới

Đặc điểm của cây

Thân chuối thẳng đứng, gồm nhiều bẹ Lá chuối to như tấm Hoa chuối màu đỏ Buồng chuối gồm nhiều nải Quả chuối trông như trăng lưỡi liềm


Công dụng của cây

Quả chuối, bắp chuối, củ chuối: dùng làm thức ăn Thân chuối: thức ăn cho gia súc, gia Lá chuối: gói bánh, gói giò


Một số loại chuối: chuối ngự, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc

Cách chăm sóc và trồng chuối: trồng cây thành từng bụi, ở nơi gần nguồn nước

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của cây chuối

Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây
Tùy vào cách chăm sóc, đất, khi hậu... chuối có thể ra rất nhiều nải, hoa chuối cũng có thể dùng làm thức ăn, nộm



BÀI VĂN MẪU THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI LỚP 9 1
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Bình luận (0)
TP
21 tháng 9 2019 lúc 18:12

Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam.

Thân bài: Dựa vào những chi tiết sau để viết bài.

Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn). Đặc điểm của chuối: Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt. Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất. Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác. Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẻ gộp vào nhau, bên trong bẻ chuối có những lổ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẻ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẽ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau: Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp. Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẻ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc. Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối: Dùng để gói bánh. Làm thức ăn cho gia cầm. Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt. Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán. Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín. Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon. Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng. Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.

Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NQ
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết