Thêm cả phần đặc điểm cấu tạo của từng loại bút ở phần TB nhé
Tham khảo:
Lập dàn ý
1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây bút bi
Bút bi là vật dụng nhỏ nhắn, thân thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho con người.
2. Thân bài :
- Nguồn gốc, xuất xứ: Bút bi được phát minh bởi một nhà báo người Hungary nhằm khắc phục những bất tiện của bút máy.
- Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính:
+ Vỏ bút:
· Thường làm từ chất liệu nhựa hơi cứng hay bằng kim loại, có hình trụ tròn, dài khoảng 13-15cm, trên thân có dán nhãn mác in thông tin mã vạch, logo, tên thương hiệu và kích thước đầu ngòi.
· Thân bút có gắn đai bút để cài lên áo, sách vở.
+ Ruột bút:
· Nằm phía trong vỏ bút, cũng được làm từ loại nhựa có tính dẻo, dài khoảng 10cm giúp chứa mực.
· Những màu mực để lựa chọn rất đa dạng như xanh, đỏ, đen, tím...
· Đầu ruột bút có gắn ngòi bút làm từ một loại kim loại không gỉ, bên trong có một viên bi nhỏ.
+ Bộ phận điều khiển:
· Bút được thiết kế một bộ phận bấm để điều chỉnh đóng mở ngòi bút gồm lò xo và nút bật.
· Khi muốn sử dụng bút, ta bấm nhẹ vào nút bật, ngòi bút sẽ nhanh chóng lộ ra. Khi dùng bút xong, ta bấm vào đai bên cạnh thì ngay lập tức ngòi bút sẽ được kéo vào trong.
· Một số loại bút thay vì lò xo người ta thiết kế có nắp đậy.
- Phân loại, đặc điểm:
+ Gồm 2 loại chính: Loại dùng 1 lần và loại dùng nhiều lần.
+ Giá thành: Khá phù hợp với túi tiền người mua, rơi vào khoảng 2-5 nghìn đồng/cây, những cây bút thiết kế bắt mắt và sang trọng hơn thì có giá cao hơn đôi chút.
+ Các thương hiệu nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé, Hồng Hà...
+ Đa dạng trong kiểu dáng, màu sắc, hợp xu hướng.
+ Vừa bền đẹp, vừa tiện lợi.
- Nguyên lý hoạt động: Khi đầu ngòi tiếp xúc với giấy, viên bi sẽ chạm vào giấy và chuyển động lăn tròn đều, giúp mực được tiết ra, tạo ra nét chữ, nét vẽ.
- Công dụng:
+ Để viết vẽ
+ Công cụ hữu ích trong việc ghi chép các loại thông tin, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Cách bảo quản:
+ Khi sử dụng xong, nắp bút cần được đóng hoặc bấm nút để ngòi bút kéo vào trong, tránh để lâu khiến mực bị khô.
+ Ta cũng cần lưu ý hạn chế đánh rơi bút vì điều đó có thể khiến cây bút của bạn bị tắc mực hoặc cộm lên khi viết.
- Ý nghĩa:
+ Bút bi là một phát minh có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sống của con người.
+ Trong thời đại nở rộ của khoa học, công nghệ, khi nhiều thiết bị ghi chép thông tin hiện đại ra đời như máy tính, điện thoại, bút bi vẫn là một sự chọn lựa không thể thay thế.
3. Kết bài :
Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của bút bi trong đời sống con người.
Bút bi có lẽ là một vật dụng đã rất quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Chiếc bút bi tuy bé nhỏ nhưng lại đặc biệt hữu ích trong việc ghi chép, luôn song hành với người học sinh trên con đường chinh phục tri thức.
Trước bút bi, loài người đã có nhiều loại bút để phục vụ cho việc ghi chép thông tin. Đầu tiên có thể kể đến bút lông vũ, rất được phương Tây ưa chuộng thời xưa. Nhưng không thể lúc nào cũng kè kè lọ mực bên mình, bút máy ra đời từ lí do đó. Việc sử dụng bút máy cũng có nhiều bất tiện vì chữ hay nhòe mực, giấy tờ nhem nhuốc, phải bơm mực thường xuyên, vì thế một nhà báo người Hungary đã phát minh ra bút bi. Từ đó đến nay, bút bi đã có nhiều thay đổi và cải tiến, càng ngày càng phổ biến, thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi còn được gọi là “bút nguyên tử” vì bút viết nhanh như “nguyên tử”.
Bút bi có ba phần chính là ruột bút, vỏ bút và hệ thống điều khiển. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, chứa ruột bút và lò xo bên trong. Ruột bút dài khoảng 10 cm, làm từ nhựa dẻo, bên trong chứa mực màu đen, xanh hoặc đỏ. Ở đầu ruột bút là ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ, có một viên bi nhỏ xíu giúp tiết ra mực. Hệ thống điều khiển gồm có lò xo và nút bấm ở cuối thân bút. Việc sử dụng bút vì thế mà vô cùng dễ dàng. Khi viết, ta chỉ cần bấm nhẹ nút bấm, ngòi bút sẽ tự động lộ ra, còn nếu không muốn sử dụng, ta lại bấm một lần nữa để ngòi thụt vào. Bút bi khác với bút máy ở điểm này vì bút máy thường có nắp đậy.
Bút bi là một người bạn gắn bó với ta vô cùng thân thiết trong cuộc sống hàng ngày, cụ thể là trong việc ghi chép. Với người học sinh, bên cạnh sách vở, bút bi là một đồ dùng không thể thiếu giúp ghi lại kiến thức tiếp thu được từ trên lớp, trong sách vở. Với người viết văn, làm báo, bút bi là công cụ để họ lưu giữ những ý tưởng sáng tạo, những suy nghĩ, tình cảm của mình. Bút bi cũng là món quà dễ thương, giàu ý nghĩa để ta tặng nhau nhân ngày sinh nhật hay chúc mừng người khác được thăng tiến trong công việc. Nhiều người còn cài bút bi lên ngay túi áo để thuận lợi, nhanh chóng trong việc ghi chép.
Cùng với sự phát triển của xã hội, bút bi ngày càng có nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú phù hợp với sở thích và nhu cầu của người sử dụng, ví dụ như bút đánh dấu, bút mực dầu, mực nước với đủ các loại màu sắc. Người ta còn phát minh ra các loại bút viết trong môi trường không trọng lực, bút viết dưới nước... Tuy phong phú về chủng loại, kiểu dáng, bút bi cũng có hai loại chính là loại dùng nhiều lần và loại dùng một lần rồi bỏ. Đối với loại dùng nhiều lần, ta chỉ cần thay mực là có thể dùng được tiếp, vì vậy giá thành thường cao hơn loại dùng một lần.
Để bút bi được lâu và bền, chúng ta cần cẩn thận trong việc sử dụng bút, tránh làm rơi bút vì có thể dẫn đến tắc mực, vỡ vỏ bút. Sau khi sử dụng xong ta cần bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp bút lại. Đầu bút bi nhỏ và trơn dễ gây xấu chữ, do vậy chỉ khi chữ đã cứng ta mới nên sử dụng bút bi.
Bút bi là một công cụ đắc lực luôn đồng hành với con người, giúp cho việc ghi chép trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ông cha ta có câu “nét chữ nết người”, vì vậy chúng ta hãy nâng niu và trân trọng cây bút bi như là một cách để rèn luyện nhân cách của mình.
Tham khảo:
Chiếc bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc cũng như một người bạn thân thiết đối với mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường học tập đầy gian khó và cả mai sau, trong công việc thường ngày.
Bút bi là dụng cụ siêu tiện lợi ,phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro năm 1930. trong hành trình làm báo và thời gian nghiên cứu,ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Kể từ ấy, ông tự mình tìm tòi và chế tạo ra một loại bút làm vỏ cho loại mực đó.
Bút bi được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Chiếc vỏ bọc bên ngoài bút thường có chất liệu làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại phủ sơn bóng để chứa đựng ruột bên trong cũng đồng thời kiến cho cây bút đẹp hơn, dễ cầm nắm và sang trọng hơn. Vỏ bút có hình ống trụ tròn dài khoảng 15 đến 23 cm, trên thân bút được dám mác của nhà sản xuất và kích thước đầu ngòi,... Vỏ bút thường được sáng tạo với nhiều kiểu dáng sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng nhất.
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng nhất và có nó ta mới có thể sự dụng chúng một cách hữu dụng nhất. đó là nơi chứa mực ,có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết trên giấy. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ, chúng lăn tròn đều khi chúng ta viết và có tác dụng điều chỉnh lượng mực tiết ra vừa phải. Chúng thường được làm từ nhựa dẻo hoặc bằng kim loại nhưng thường chúng làm bằng nhựa để đỡ nặng khi cầm viết.
Và để làm ra cây bút bi hoàn chỉnh chúng ta không thể thiếu những bộ phận phụ như: lò xo ( tạo lực đẩy), nút bấm ( điều chỉnh ngòi bút lên hoặc xuống), nắp gài ( để kẹp vào vở hoặc cài vào áo dễ dàng). Với những bộ phận rất tiện ích thì việc sử dụng chúng rất dễ dàng, chỉ cần vặn hoặc ấn nút trên để tạo lực cho lò xo đẩy ngòi bút lên và viết, khi dùng xong, tránh khô mực hoặc tắc, chúng ta ấn bút bi để đẩy ngòi bút lên.
Cây bút bi đãng trở thành một vật dụng không thể thiếu đối với học sinh sinh viên, họ sử dụng ngày càng nhiều thì lượng bút được sản xuất ra cũng nhiều không kém, nó được sản xuất số lượng lớn dựa vào thị yếu của người tiêu dùng.
Bút bi ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu chúng, công việc viết lách sẽ trở nên bất tiện hơn đối với học sinh và nhiều người có công việc liên quan . Vì vậy, qua những hiểu biết về chúng, chúng ta hãy biết giữ gìn và sử dụng bút bi đúng cách nhất.
Tham khảo:
Trong mỗi học sinh chúng ta không ai là không biết về sự có mặt của cây bút chì. Tuy là loại bút nhỏ nhưng chúng có rất nhiều công dụng, giúp ích cho việc học tập của chúng ta dễ dàng hơn. Tuy thường xuyên sử dụng và rất quen thuộc về cây bút chì nhưng nhiều người chưa hiểu tường tận về cây bút.
Với cây bút chì trong tay chúng ta có thể vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự, vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Ngày nay người ta sáng tạo ra thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Nhiều tài liệu đã cho rằng, con người gọi loại bút này là bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.
Đồ dùng của mỗi học sinh thường cần đến hai loại bút chì: Bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc, và người ta đã nghiên cứu ra hai loại bút chì đó. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.
Trong sản xuất công nghiệp ruột bút chì thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Khi sử dụng bút chì sẽ bị mòn đi, muốn sử dụng tiếp chúng ta phải gọt đầu bút chì, để thò ra đầu bút.
Độ cứng của bút chì cũng theo một tiêu chuẩn rõ ràng, chúng ta thường dùng loại bút trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Thang phân rất dài nhưng loại thường dùng được tính từ 2H đến 5B mà thôi.
Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống vào năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Ít lâu sau một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires, ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Sau khi tung ra thị trường công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Loại bút này đượ coi là loại bút chì hiện đại đầu tiên, khởi đầu cho hàng loạt loại bút sau.
Bút chì đã giúp cho chúng ta rất nhiều trong học tập và công việc. Để tạo ra thành công một chiếc bút chì hoàn chỉnh như hôm nay, con người đã phải trải qua một quá trình tìm tòi nghiên cứu rất công phu, vì vậy chúng ta cần phải gìn giữ những công trình ý nghĩa cũng như đồ vật hữu ích đó.