Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

NV

thế nào là truyện đồng thoại

DH
2 tháng 5 2016 lúc 18:44

Đồng thoại theo cách hiểu đơn giản là truyện cho trẻ con. Đồng tiếng Hán là trẻ con, con nít. Thoại là truyện. 

Bình luận (0)
NV
2 tháng 5 2016 lúc 18:44
Từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1909. Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là dowa, dịch sang Hán ngữ là đồng thoại.Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi tác phẩm có tính kể chuyện cho trẻ em. Về sau, đến thời Ngũ Tứ, người ta mới xem “đồng thoại là văn học huyễn tưởng có tính đặc thù, trở thành một thể loại độc lập”, có địa vị quan trọng trong văn học nhi đồng. Cách hiểu này được duy trì từ đó cho đến nay. Loại hình tác phẩm đồng thoại khá đa dạng. Căn cứ vào nhân vật, người ta chia đồng thoại thành ba tiểu loại. Tiểu loại thứ nhất là siêu nhân thể đồng thoại sử dụng hình tượng nhân vật thần kì, thần tiên, ma quỷ... Tiểu loại thứ hai là nghĩ nhân thể đồng thoại sử dụng hình thức nhân cách hóa loài vật, đồ vật và những vật vô tri khác. Hình thức này được ghi nhận là rất phổ biến trong đồng thoại hiện đại. Cuối cùng, những tác phẩm đồng thoại lấy con người bình thường làm nhân vật chính được gọi là thường nhân thể đồng thoại. Căn cứ vào những nội dung trên đây, có thể nhận thấy, truyện đồng thoại trong cách hiểu của người Trung Hoa thực chất là truyện cổ tích. Nói cách khác, khái niệm đồng thoại (Tonghua) được sử dụng ở Trung Hoa có nội hàm là “truyện cổ tích”. Rất tiếc, lâu nay, độc giả Việt Nam ít biết về điều này; vì vậy, chúng ta gần như không thấy khái niệm đồng thoại từ Trung Hoa vào Việt Nam đã “trải qua một độ khúc xạ, và do đó chịu một độ lệch.Lí thuyết Trung Hoa cho rằng, đồng thoại nảy sinh từ trong dân gian và được tiếp nối trong thời hiện đại. Vì vậy, kho tàng đồng thoại Trung Hoa gồm có đồng thoại dân gian và đồng thoại hiện đại. Đồng thoại dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân, “phản ánh những yêu cầu bức thiết của nhân dân trong xã hội cũ và nguyện vọng thoát khỏi ách áp bức bóc lột, mưu cầu tự do hạnh phúc”(Vương Kiến Huy – Dịch Học Kim, 2004, tr.1156). Đồng thoại hiện đại là những sáng tác của các nhà văn dựa trên cơ sở của đồng thoại dân gian, hoặc là chất liệu, hoặc là nguyên tắc nghệ thuật. Ở Trung Hoa, đồng thoại hiện đại được bắt đầu với vai trò của Diệp Thánh Đào. Trong hai năm 1921, 1922, Diệp Thánh Đào đã sáng tác liên tiếp 23 tác phẩm, tiêu biểu có Con Bù nhìn rơm, Chiếc thuyền trắng nhỏ... Đến 1923, ông xuất bản thành tập Con Bù nhìn rơm, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật. Hầu hết các tài liệu đều khẳng định, “đồng thoại tràn đầy viễn tưởng và đó là đặc trưng chủ yếu của đồng thoại (...). Hình tượng của đồng thoại tự do và rộng rãi hơn nhiều so với các tác phẩm văn học khác. Từ mây gió tuyết sương, ngày tháng đến trời mây trăng sao, từ côn trùng, chim, cá, thú dữ đến hoa lá, cỏ cây, từ những vật hữu sinh đến vô sinh, từ vật hữ hình đến vô hình, từ khái niệm trừu tượng đến vật chất cụ thể đều có thể được nhân cách hóa trở thành nhân vật có tư tưởng, có tư tưởng, có tính cách, có hành động và lời nói xuất hiện trong đồng thoại. Đây lại là một đặc trưng nữa của đồng thoại. Tóm lại, “Đồng thoại theo Đào Duy Anh là “Truyện chép cho trẻ em” (Từ điển Hán – Việt). Nhưng trong nghĩa thông thường lâu nay vẫn dùng, đồng thoại có nghĩa hẹp hơn: truyện loài vật được nhân cách hóa”(Văn Hồng,1997,tr.83). Cách hiểu về truyện đồng thoại như vậy đã tồn tại ở Việt Nam gần nửa thế kỉ nay, mang dấu ấn riêng của cộng đồng văn chương Việt Nam. Chúng tôi cho đó là kết quả tất yếu của một nền văn hóa vốn giàu khả năng dung hóa, như GS. Đào Duy Anh từng nhận xét trong Việt Nam văn hóa sử cương (1938). Chúng ta tôn trọng cách hiểu này, đồng thời có nhiệm vụ bàn bạc, tiếp tục làm sáng rõ những dấu hiệu đặc trưng của truyện đồng thoại, xét trên tư cách một thể loại. Vấn đề đặc trưng thể loại, chúng tôi xin được trình bày trong một bài viết khác...
Bình luận (0)
NV
2 tháng 5 2016 lúc 18:45

chúc bạn học tốtbanhqua

Bình luận (0)
DT
14 tháng 3 2022 lúc 12:24

dẽ mà đmm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết