Văn bản ngữ văn 7

VS

Thế nào là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật?

Thế nào là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?

TT
15 tháng 11 2017 lúc 19:50

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là bài thơ gồm tám câu, mỗi câu 7 chữ.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ .

Bình luận (0)
HD
15 tháng 11 2017 lúc 19:54

Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy[1].
Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.
Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

* Thất Ngôn tứ tuyệt Đường luật

Thơ này được ra đời vào thời kỳ nhà ĐƯỜNG ,có nguồn gốc từ TRUNG QUỐC nhựng đc người VN đánh giá cao và cũng chấp nhận nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT , gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ <CÒn có cả thơ thất ngôn bát cú cũng được gọi là thơ đường luật gồm , 7 chữ một câu, có 8 câu . >
Thơ thất tứ tuyệt gồm 4 câu,mỗi câu 7 chữ ,có gieo vần và âm điệu liên kết với nhau .
Câu đầu: gọi là câu đề ,giới thiệu hoàn cảnh hoặc mở đề cho bài thơ .
Câu thực ; tiếp theo ,nói rõ người hoặc vật hoặc cảnh vật mà tác giả định giới thiệu trong bài thơ .Tả sát thực nhất hnội dung của bài thơ là gì .
Câu luận ; quan điểm ,ý kiến ,suy nghĩ của tác giả ,của mọi người ,của nhân loại về vấn đề mà tác giả đã nêu trên
Câu kết ; Rút ra quy luật chung ,quy luật riêng hay một kết cục nào đó cho bài thơ .

Bình luận (0)
NT
15 tháng 11 2017 lúc 19:55

- Thể thất ngôn bát cú Đường luật là:
+ Mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Vần bằng : tiếng thứ 7 của câu 1-2-4-6-8
+ Luật: bằng (B) ; trắc (T)
+ Đối: thanh, đối ý, đối từ(c3-c4);(c5-c6)
+Niêm: Dính (c1-c8);(c2-c3);(c4-c5);(c6-c7)
* Nhất tam ngũ bất luật
*Nhị tứ lục phân minh
+ Bố cục 4 phần: Đề- thực- luận- kết
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là:
+ Mỗi bài 4 câu, mỗi câu 7 chữ
+Vần được gieo ở chữ cuối cùng ở câu 1-2-4
+ Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm, vần và có bố cục rõ ràng.

Bình luận (0)
NV
15 tháng 11 2017 lúc 20:02

Đường luật là luật thơ có từ thời Đường (618-907) ở Trung Quốc. Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu bảy chữ. Có gieo vần (chỉ 1 vần) ở các chữ cuối ở các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và 4, 5 và 6 (4 câu giữa). Có luật bằng trắc. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật).

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú được ra đời vào thời kì nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bình luận (0)
NA
15 tháng 11 2017 lúc 20:08

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bình luận (0)
NA
15 tháng 11 2017 lúc 20:15

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca.

Bình luận (0)
NH
15 tháng 11 2017 lúc 20:18

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Luật:" Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh"
Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận
Còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến
Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
Hiệp vần chữ cuối của các câu 1, 2, 4

Bình luận (0)
ND
15 tháng 11 2017 lúc 20:21

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bình luận (0)
ND
15 tháng 11 2017 lúc 20:21

Là loại thơ gồm có 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ. Thất ngôn bát cú Đường Luật có quy luật nghiêm khắc về Luật,Niêm và Vần. Có bố cục rõ ràng. Thể thơ có quy mô chặt chẽ và theo luật bằng trắc.

Bình luận (0)
NC
10 tháng 12 2017 lúc 18:43

-Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì gọi làthể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc.

- Thất ngôn tứ tuyệtthể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DB
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
JB
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KG
Xem chi tiết