A - Sinh sản ở thực vật

QN

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :

- Sinh sản ở sinh vật là gì ?

- Nêu các kiểu sinh sản mà em biết. Giải thích sự khác nhau của các kiểu sinh sản đó.

- Vì sao cây bưởi trồng từ cành chiết thường nhanh cho quả hơn cây trồng từ hạt?

CL
12 tháng 10 2017 lúc 15:44

- Sinh sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống. Các kiểu sinh sản được chia thành hai nhóm chính là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Đối với sinh sản vô tính, một cá thể mới có thể được tạo ra mà không liên quan gì đến một cá thể khác của loài đó. Sự phân chia của một tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào là một ví dụ điển hình về kiểu sinh sản này. Tuy nhiên, sinh sản vô tính không bị giới hạn đối với sinh vật đơn bào mà hầu hết thực vật đều cũng có khả năng sinh sản theo phương thức này.

Sinh sản hữu tính đòi hỏi phải có mối quan hệ giữa hai cá thể, đặc trưng bằng giới tính. Sinh sản bình thường ở người là một ví dụ phổ biến về sinh sản hữu tính.

- 2 loại: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính:

+ Sinh sản vô tính là quá trình tạo ra một sinh vật mới với các đặc điểm giống hệt cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật liệu di truyền của một cá thể khác.

+ Sinh sản hữu tính là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật mới bằng cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai các thể khác nhau của loài. Mỗi sinh vật bố mẹ góp một nửa yếu tố di truyền tạo ra giao tử đơn bội. Hầu hết sinh vật tạo ra hai kiểu giao tử khác nhau. Trong các loài bất đẳng giao , hai giới tính gồm đực (sản xuất tinh trùng hay tiểu bào tử) và cái (sản xuất trứng hay đại bào tử). Trong loài đẳng giao , các giao tử là tương tự hoặc giống hệt nhau về hình dạng, nhưng có thể chia tách thuộc tính và sau đó chúng có thể được đặt những tên gọi khác nhau. Ví dụ, trong tảo lục, chúng có các giao tử dạng "cộng" và "trừ". Một vài sinh vật như ciliates, chúng có nhiều hơn hai loại giao.

- Bài 3. Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
C2
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết