Có lẽ, khi đọc xong truyện ngắn “ Bức tranh của em giá tôi” của Tạ Duy Anh . Mỗi người chúng ta như tìm thấy một phần tuổi thơ của mình nơi đó, một chút nghịch ngợm, một chút hồn nhiên và cả những ước mơ nhỏ bé của mỗi người. Tạ Duy Anh đã khéo léo mang lại cho người đọc những cung bậc cảm xúc ấy qua nhân vật người em, một cô bé đáng yêu – Kiều Phương.
Khi nói đến Kiều Phương người ta nhớ ngay đến ngay một cô bé hồn nhiên nhí nhảnh và mặt lúc nào cũng lọ lem để người anh đặt cho biệt danh là – Mèo. “ Mèo rất lục lọi các đồ vật với một số thích thú đến khó chịu”. Cô bé luôn luôn làm đảo lộn mọi thứ trong nhà và luôn chơi một mình với những màu vẽ. Cô tự pha chế cho mình những màu sắc riêng để làm thuốc vẽ. Để tạo ra màu vẽ ấy Kiều Phương đã cạo nhọ nồi ở các xoong trong nhà. Chính sự hồn nhiên và đam mê sở thích của mình khiến cô bé trở nên nghịch ngợm hơn bao giờ hết. Chỉ cần là làm điều mình thích cũng khiến cho Kiều Phương “ Vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm”. Đó chính là những đam mê, sự hồn nhiên của một đứa trẻ, điều đó làm người đọc như quay lại thủa thiếu thời với những trò chơi đáng yêu mình đáng có.
Ở Kiều Phương người đọc còn tìm thấy niềm đam mê và năng khiếu hội họa vô cùng lớn của cô bé. Ngay từ cách cô tìm tòi pha chế những thứ màu cho mình cũng thấy sự đam mê của cô bé ra sao, mọi người không thể ngờ rằng một cô bé hay lục lọi trong nhà lại là một thiên tài nhí tương lai. Người phát hiện ra tài năng của Kiều Phương chính là chú Tiến Lê – họa sĩ nổi tiếng. Chính chú đã nhìn thấy những bức tranh tưởng chừng ngây ngô đơn giản của Mèo, nhưng nó lại vô cùng độc đáo và có hồn. Và nhờ chú Tiến Lê Kiều Phương đã tham gia cuộc thi vẽ và giành giải nhất. Bức tranh cô bé vẽ không ai khác đó chính là người anh của mình. Ghi nhớ lời chú Tiến Lê “ Cháu hãy vẽ những gì thân thuộc nhất với cháu” Kiều Phương đã chọn người anh mà cô yêu quý.
Bức Tranh như lột tả về tình cảm mà bấy lâu nay cô chưa hề nói với người anh trai của mình. Người xưa có câu “ Anh em như thể tay chân” và có lẽ nó càng đúng hơn trong trường hợp này của Kiều Phương. Trong mắt cô bé “ mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Và cũng chính bức tranh ấy làm cho người anh nhận ra sự xấu hổ và ích kỉ của chính bản thân. Tấm lòng của người em như làm thức tỉnh, xóa tan mọi sự căm ghét mà bao lâu nay người anh dấu kín. Như người anh đã nghĩ “ Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Bấy lâu nay, mặc cho người anh cáu gắt xua đuổi nhưng có lẽ riêng với Kiều Phương anh trai chiếm phần rất lớn trong trái tim của mình. Bởi với cô bé anh- chính là người thân thuộc nhất với mình.
Với người anh của Kiều Phương chắc chắn rằng đó sẽ là một bài học sâu sắc nhất của người em mang lại cho mình, người anh đã rất khó chịu khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện, luôn tỏ ra cáu gắt và khó chịu. Chính giây phút nhìn thấy bức tranh cậu bé đã không dấu sự xấu hổ của bản thân. Hóa ra bao lâu nay trong mắt cô em mình tuyệt vời đến thế. Và người đọc có thể tin rằng tình cảm của người anh chắc chắn sẽ khác đối với cô em bé bỏng của mình.
Đọc truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” người ta thấy được tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của Kiểu Phương đã giúp cho người anh trai nhận ra được những ích kỉ của bản thân. Và chính câu chuyện ấy giúp ta thêm yêu, thêm quý và trân trọng những người anh, người chị trong gia đình.
Kiều phương là một cô bế hồn nhiên dễ thương. Cô có một tấm lòng nhân hậu rong lượng. Tuy từ khi mọi người phát hiện ra tài năng của cô thì anh trai cô bắt đầu cáu gắt khi cô làm sai, nhưng cô vẫn không giận anh trai mình.
Cô đã cảm hóa được người anh khi bức tranh cô vẽ về anh trai mình đoạt giải nhất khiến cho người anh đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ.
Ngỡ ngàng vì em vẽ mình. Hãnh diện vì có người em vẽ đẹp và xấu hổ vì đối xử không tốt với em, tị nạnh với tài năng của em.