Ngày 14/3 là Ngày Quốc tế số ‘Pi’. Giáo sư Jon Borwein*, nhân vật có biệt danh ‘Tiến sĩ Pi’ của Úc, đưa ra ý kiến tranh luận vì sao mọi người cần quan tâm tới con số này. (*) Giáo sư Jonathan Borwein là một chuyên gia nổi tiếng thế giới chuyên nghiên cứu số ‘Pi’. Ông có biệt danh ‘Tiến sĩ Pi’ sau khi ông và người em trai Peter phát triển các công thức trên máy tính có thể tính toán số ‘Pi’ với tốc độ cực nhanh. Các công thức này cho phép lập những kỷ lục tính toán giá trị số ‘Pi’ khi sử dụng máy siêu điện toán.
- Tại sao mọi người lại tổ chức một ngày riêng cho một hằng số giúp con người có thể tính diện tích đường tròn?
Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng số ‘Pi’, hay 3,14159… đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cuộc sống hiện đại. Ngay từ nền văn minh Babylon và Ai Cập, con người cần con số gần với số ‘pi’ để ước tính diện tích ngập lụt của sông Tigris, sông Euphrates và sông Nile, để nghiên cứu thiên văn học hay khảo sát và xây dựng Kim tự tháp.
Ngày nay, 4000 năm sau lần đầu phát hiện ra số ‘Pi’ hữu ích, con người dự định kỷ niệm ngày Quốc tế số ‘Pi’.
Vào ngày 14/3/1989, Bảo tàng Khoa học Thám hiểm tại San Francisco lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm hằng số này, bắt nguồn từ ý tưởng của ông Larry Shaw, một nhà vật lý học tại bảo tàng này. Kể từ đó, Bảo tàng Khoa học Thám hiểm và nhiều bảo tàng khác cũng như các trường đại học, trung học và cá nhân đã kỷ niệm ngày số ‘Pi’ bằng cách tổ chức các hoạt động liên quan tới con số đặc biệt này: tạo ra trò chơi chữ với số ‘Pi’, ném và ăn bánh tròn hoặc hát các bài hát về số ‘Pi’.
Ngày quốc tế số ‘Pi’ được lấy từ ba số đầu: 3,14 theo cách ghi ngày tháng của người Mỹ, giống như ngày 11/9 được ghi là 9/11. Nhiều trường học ở Bắc Mỹ đã lấy ngày này để thể hiện niềm đam mê toán học và các dự án khoa học khác (ví dụ tính diện tích của một chiếc bánh).