Bài 1. Bài mở đầu

TD
Tại sao chúng ta cảm thấy ngứa khi vết thương bắt đầu lành lại?
NT
8 tháng 8 2018 lúc 22:28

Sở dĩ chúng ta cảm thấy ngứa ở vùng da xung quanh vết thương sắp lành là do chất histamin tạo nên quá trình loại bỏ vẩy trầy. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn còn nhiều thiếu sót bởi trong nhiều trường hợp, các vẩy trầy sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa trước khi vết thương lành.

Một cách lý giải nữa là khi da chúng ta bị rách thì các mạch máu cũng bị đứt ra. Khi vết thương bắt đầu lành, làn da non mới mọc rất mỏng và các mạch máu thậm chí rất nhạy cảm. Vì vậy, khi da bắt đầu lành lại thì các mao mạch này sẽ thông báo tín hiệu sai đến não và não sẽ lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi vào vết thương.

Ngoài ra, nhiều người lại cho rằng khi vết thương lành đi thì các vảy trầy sẽ kéo da non lại, làm cho các vùng da xung quanh vảy trầy trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra, khi có da bị tổn thương thì có nghĩa là các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vùng da không có dầu sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy.

-Tham khao-

Bình luận (0)
JL
8 tháng 8 2018 lúc 22:36

Ba thành phần chính của da bao gồm lớp biểu bì, lớp mỡ và lớp hạ bì.

Các thành phần chính của da trong cơ thể người

Nhìn vào hình ở trên bạn có thể thấy các dây thần kinh nằm dọc ở lớp hạ bì vươn ra lớp mỡ một phần có chức năng gửi tín hiệu về bộ não khi da bị kích thích. Ví dụ bạn véo lên da thì bạn sẽ cảm thấy đau ở chỗ da đó hay khi có con vật nhỏ bò lên da, tín hiệu sẽ được gửi về bộ não làm cho vùng da đó cảm giác nhột nhột, mục đích để cảnh báo với bạn có thể có mối nguy hiểm tiềm tàng ở vùng da đó.

Cho nên sẽ có hai trường hợp khi da bạn bị thương, một là vết thương nông chỉ ảnh hưởng trên lớp biểu bì, vì lớp biểu bì không các dây thần kinh vươn tới nên bạn sẽ cảm thấy không bị đau, vết thương sẽ lành nhanh chóng do các lớp bên dưới đảm nhiệm do đó không để lại sẹo.

Trường hợp thứ hai, da bạn bị tổn thương sâu, xung quanh vết thương sẽ bắt đầu quá trình nảy sinh các mô mới để lắp đầy lại vết thương. Trong quá trình lắp đầy, các tế bào mô sinh trưởng gây chèn ép lên nhau và chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh xung quanh, tín hiệu được truyền đến não, gây cảm giác ngứa ngáy.

Cho nên, đó là dấu hiệu vết thương sắp lành lại cũng đúng một phần, bởi vì bạn phải dựa trên bề mặt vết thương mới xác định được, nếu vết thương càng trở nên lở loét và ngứa thì chứng tỏ vết thương đã bị nhiễm trùng chứ không còn là trường hợp phục hồi như trên nữa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VA
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết