1)Truyền thống nhân hậu, đoàn kết:
Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn
- Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.-
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.
- Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mụctiêu chung
- Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trị con người.
- Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùng
2. Truyền thống trung thực , tự trọng.
- Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt đểnói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét.
- Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.
- Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.
- Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.
- Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.
- Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.
- Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.
- Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.
- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sa sút.
- Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội
3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn.
- Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.
- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.
- Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.
- Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
- Chim có tổ, người có tông:
- Lá rụng về cội.
- Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡ mình.
- Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình
- Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồi sau đó mới học kiến thức.
- Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.- Kính già, già để tuổi cho.
- Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy truyền lại, theo nho giáo.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.
4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.
- Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.
- Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăntrắc trở.
- Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn
- Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biếtcon người có nghị lực, tài năng.
Chúc Bạn học tốt !!