Bài 3: Tôn trọng người khác

NT

sưu tầm câu truyện nói về tính tôn trọng người khác

VT
15 tháng 9 2016 lúc 20:18

                                              Đóng cửa chậm 3 giây                                                Chiếc máy giặt nhà tôi lúc xả nước hay vắt khô quần áo thì đột nhiên phát ra tiếng kêu “cạch, cạch…” rất lớn. Khi kiểm tra, bác thợ sửa chữa đã phát hiện một đồng tiền xu bị rớt bên trong. Bác thợ lấy đồng tiền ra và tiện thể làm vệ sinh một lượt bên trong máy. Ông nói rằng, máy giặt sau khi dùng một thời gian cần phải vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn ngấm vào quần áo và không tốt cho sức khỏe. Sau khi sửa chữa xong, bác thợ nhận tiền rồi xách hộp dụng cụ chào tôi ra về.

Tôi cũng không có đóng cửa “rầm” ngay lập tức, mà vịn tay vào cửa nói lời chào bác thợ đang bước về phía thang máy. Tôi mở cánh cửa đưa mắt dõi theo bước đi của ông, mãi đến khi ông đi vào thang máy rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa lại. Tôi thầm nghĩ, giờ phút này dù ngoài kia gió có lạnh đến cắt da, thì trong lòng bác thợ chắc hẳn cũng thấy ấm áp.

Bởi khi ông rời bước, ngay phía sau lưng ông không có tiếng đóng cửa “rầm” vô cảm và lạnh giá. Ông đã nhận được sự tôn trọng “đóng cửa chậm 3 giây” của người khác đối với mình. Thói quen “đóng cửa chậm 3 giây” này, là do ba năm trước, sau khi tôi đến nhà một vị khách hàng mà hình thành nên. Lần đó, vì tài liệu gấp gáp và cũng là ngày cuối tuần nên tôi nhất định phải tự mình đến nhà khách hàng để lấy. Lúc tôi nhận được tài liệu và ra về, hai chân vừa bước ra khỏi cửa, bỗng sau lưng cánh cửa đóng “rầm” lại một tiếng rất mạnh!.

Bình luận (4)
HH
16 tháng 9 2016 lúc 15:49

 - Ai ơi! bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. 
- Ân báo nghĩa đền. 
- Ăn quả nhớ kẻ làm vườn 
Uống nước phải nhớ nước nguồn chảy ra. 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông 
Đường đi cách bến cách sông 
Muốn qua giòng nước, nhờ ông lái đò! 
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây 
Uống nước nhớ người đào giếng. 
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây 
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng. 
- Anh với em như quế với gừng 
Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi! 
- Bình Sơn đất mặn đồng chua, 
Nhưng mà nhân nghĩa không thua nơi nào. 
- Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng 
Nhân nghĩa nào trượng bằng nhân nghĩa phu thê 
Dầu anh có lạc Sở qua Tề 
Năm ba bữa anh cũng trở về thăm em. 
- Đường mòn nhân nghĩa không mòn. 
- Không thầy đố mày làm nên. 
- Lâu ngày nhớ lại kẻo quên 
Tình thân nghĩa cũ có bền hay không? 
- Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
- Người còn thì của cũng còn 
Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi. 
- Người ở xét công vợ chồng xét nhân nghĩa. 
- Nhân nghĩa nào giữ được lâu 
Vắng chồng hôm trước hôm sau ngứa nghề! 
- Nợ đòi trả trả vay vay 
Nợ tình biết trả đến ngày nào xong? 
- Ra về em nắm áo kéo xây 
Bao nhiêu nhân nghĩa trả đây rồi về. 
- Ruộng sâu cấy lúa đứng chùm 
Biết ai nhân nghĩa chỉ giùm làm ơn. 
- Sơn cách, thủy cách, lòng không cách 
Đường dù xa, nhân nghĩa không xa 
Đi đâu anh hãy ghé qua nhà 
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em! 
- Thương ai chữ nghĩa hơn vàng 
Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường. 
- Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu 
Biết thuyền nhân nghĩa ở đâu mà tìm. 
- Tiền tài phá nhân nghĩa 
- Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm 
Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn ơi! 
- Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa. 
- Trên cao đã có thánh tri, 
Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ. 
- Uống nước nhớ kẻ đào giếng. 
- Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân. 
- Vay chín thì trả cả mười 
Phòng khi túng lỡ có người cho vay. 
- Vay chín trả mười 
Vay đấu trả bồ. 
- Vay một miếng trả một năm. 
- Vay nên nợ (ơn), trả nên nghĩa.

Bình luận (1)
LP
16 tháng 9 2016 lúc 16:16

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. 
Nhân chi sơ, tính bản thiện.
- Tôn sư trọng đạo
- Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
- Nói phải củ cải cũng phải nghe
- Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Trọng nghĩa khinh tài
- Chân lý là sức mạnh
- Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TP
16 tháng 9 2016 lúc 17:04

Đừng chê bai hay than trách về những người xung quanh bạn, hãy để họ được là chính họ. Đừng cố gắng bẻ cong một con đường chạy thẳng bởi vì có cố gắng thế nào đi nữa, đường thẳng vẫn mãi là đường thẳng mà thôi. Cũng giống như bạn muốn được là chính bạn, thể hiện con người và bản chất của bạn chứ không phải của những người xung quanh.

Khi chúng ta nhận được sự giúp đỡ của ai đó ngoài mong đợi hãy thể hiện thái độ biết ơn với họ. Đừng nghĩ rằng, lần này họ giúp lần sau mình sẽ giúp lại, thế là hòa. Như vậy bạn sẽ khiến cho họ có cái nhìn mất thiện cảm đấy. Bởi người ta giúp đỡ lẫn nhau không hi vọng vào việc trả ơn. Nếu bạn quá coi trọng việc báo ơn đó sẽ khiến cho người làm việc thiện cảm thấy bị áp lực và bị xem thường. Hãy coi trọng những việc họ làm, hãy quý trọng những gì họ đã làm cho bạn. Như thế sẽ làm cho người khác cảm thấy vui vẻ hơn đấy, bạn ạ.
Hình ảnh đã đăng
Bạn có đánh giá cao những người luôn giúp đỡ người khác không? Hay bạn gọi họ là những kẻ “bao đồng” nếu bạn cho họ là người như vậy, có lẽ lần sau bạn chẳng hi vọng vào việc được họ giúp đỡ đâu. Bạn thấy đấy, việc chúng ta cảm kích trước sự giúp đỡ người khác có gì to tát đâu nhưng lại làm nên được nhiều lợi ích hơn ta nghĩ. Đó chính là sự tôn trọng mà họ đáng được nhận. Cũng như khi bạn nhận được nụ cười của ai đó khi muốn cảm ơn bạn. Nó làm cho bạn cảm thấy được tôn trọng, người khác cũng sẽ như vậy. Thế nên bạn đừng bao giờ thể hiện thái độ miễn cưỡng tiếp nhận sự giúp đỡ của người khác.

Hãy tôn trọng người khác, dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng bao giờ quên rằng: bạn có thể tức giận với người khác nhưng không bao giờ được phép xúc phạm họ. Bạn hãy tôn trọng mình và tôn trọng người, để luôn giữ được sự tôn trọng nhé!

Bình luận (0)
HA
16 tháng 9 2016 lúc 22:13

Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật.
Thuốc đắng dã tật - Nói thật mất lòng

Biết thì thưa thốt,
Không biết, dựa cột mà nghe

Nói lời, thì giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Kim vàng, ai nỡ uốn câu,
Người khôn, ai nỡ nói nhau nặng lời.

Nói chín, thời nên làm mười,
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. 
Nhân chi sơ, tính bản thiện.
- Tôn sư trọng đạo
- Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
- Nói phải củ cải cũng phải nghe
- Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Trọng nghĩa khinh tài
- Chân lý là sức mạnh
- Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.

- Ai ơi! bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- Ân báo nghĩa đền.
- Ăn quả nhớ kẻ làm vườn
Uống nước phải nhớ nước nguồn chảy ra.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua giòng nước, nhờ ông lái đò!
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây 
Uống nước nhớ người đào giếng.
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây 
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng.
- Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi!
- Bình Sơn đất mặn đồng chua,
Nhưng mà nhân nghĩa không thua nơi nào.
- Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng 
Nhân nghĩa nào trượng bằng nhân nghĩa phu thê
Dầu anh có lạc Sở qua Tề
Năm ba bữa anh cũng trở về thăm em. 
- Đường mòn nhân nghĩa không mòn.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Lâu ngày nhớ lại kẻo quên
Tình thân nghĩa cũ có bền hay không?
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Người còn thì của cũng còn
Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi.
- Người ở xét công vợ chồng xét nhân nghĩa.
- Nhân nghĩa nào giữ được lâu
Vắng chồng hôm trước hôm sau ngứa nghề!
- Nợ đòi trả trả vay vay
Nợ tình biết trả đến ngày nào xong?
- Ra về em nắm áo kéo xây
Bao nhiêu nhân nghĩa trả đây rồi về.
- Ruộng sâu cấy lúa đứng chùm
Biết ai nhân nghĩa chỉ giùm làm ơn.
- Sơn cách, thủy cách, lòng không cách
Đường dù xa, nhân nghĩa không xa
Đi đâu anh hãy ghé qua nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em!
- Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường.
- Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu
Biết thuyền nhân nghĩa ở đâu mà tìm.
- Tiền tài phá nhân nghĩa
- Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm
Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn ơi!
- Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa.
- Trên cao đã có thánh tri,
Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ.
- Uống nước nhớ kẻ đào giếng.
- Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân.
- Vay chín thì trả cả mười
Phòng khi túng lỡ có người cho vay.
- Vay chín trả mười
Vay đấu trả bồ.
- Vay một miếng trả một năm.
- Vay nên nợ (ơn), trả nên nghĩa

Bình luận (0)
CD
20 tháng 9 2016 lúc 13:05

http://www.giaxaydungnha.vn/dich-vu/1387/nhung-cau-ca-dao-tuc-ngu-ve-ton-trong-nguoi-khac-.html

Bình luận (0)
DN
20 tháng 9 2016 lúc 23:26

+ Giấy chứng nhận làm người

 Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
– Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
– Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
– Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
– Đương nhiên tôi là đàn ông!
– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
– Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
– Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn chân chân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.

 

Bình luận (6)
DN
22 tháng 9 2016 lúc 8:10

                             Giấy chứng nhận làm người

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
– Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên – Tôi chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
– Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
– Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật …
Trưởng tàu cũng hỏi:
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.


Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
– Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
– Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
– Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
– Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
– Đương nhiên tôi là đàn ông!
– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
– Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
– Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn chân chân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

Bình luận (2)
DN
22 tháng 9 2016 lúc 8:17

                   Quý bà sang trọng và ông lão quét rác
Một người phụ nữ hơn 40 tuổi sang trọng quý phái dẫn theo đứa con trai đi đến hoa viên ở lầu dưới một cao ốc, vốn là tổng bộ xí nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài ăn đồ.
 
Một lúc sau, người phụ nữ vứt một mẩu giấy vụn xuống đất, cách đó không xa có một ông lão đang quét rác, ông không nói lời nào, đi đến lượm mẩu giấy đó lên, và bỏ nó vào trong thùng rác bên cạnh.
 
Lại qua một lúc nữa, người phụ nữ lại vứt một mẩu giấy nữa. Ông lão một lần nữa lại đi đến nhặt mẩu giấy đó lên bỏ vào trong thùng rác. Cứ như vậy, ông lão đã lượm ba lần liên tục.
 
Người phụ nữ chỉ vào ông lão, và nói với cậu con trai mình rằng: “Đã nhìn thấy chưa, con bây giờ nếu không cố gắng học hành, tương lai sẽ giống như ông ta, chẳng có tiền đồ gì cả, mà chỉ có thể làm cái công việc thấp kém này thôi!”.
 
Ông lão nghe xong liền buông cây chổi xuống, đi đến nói: “Chào cô, nơi đây là hoa viên tư gia của tập đoàn này, cô đã vào đây như thế nào vậy?”.
 
Người phụ nữ trung niên cao ngạo nói: “Tôi là giám đốc bộ môn vừa mới được tuyển vào đây”.
 
Lúc này, một người đàn ông vội vàng đi đến, rất mực cung kính đứng trước mặt ông lão. Nói với ông lão rằng: “Tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu rồi!”.
 
Ông lão nói: “Tôi đề nghị hãy cách chức người đàn bà này ngay lập tức!”.
 
Người đó luôn miệng nói: “Vâng, tôi sẽ lập tức làm theo chỉ thị của ngài!”.
 
Ông lão dặn dò xong, liền đi thẳng đến chỗ cậu bé, ông đưa tay sờ sờ đầu của cậu, nói một cách ngụ ý sâu xa rằng: “Ông mong cháu hiểu rằng, điều quan trong nhất trên thế đời này là cần phải học biết tôn trọng mỗi một người và thành quả lao động của họ”.
 
Người phụ nữ trung niên sang trọng đó kinh ngạc đến ngây người trước sự việc diễn ra trước mắt.
 
Một lúc sau bà vẫn ngồi liệt trên chiếc ghế dài, nếu như biết đó là tổng giám đốc thì nhất định bà sẽ không có cái thái độ vô lễ đến như vậy.
 
Nhưng bà đã làm rồi, hơn nữa còn làm trước mặt của tổng giám đốc đang trong thân phận một người làm vườn. Tại sao vậy? Lẽ nào là bởi sự sang hèn của thân phận chăng?
 
Tôn trọng mỗi một người, chớ lấy thân phận mà phân biệt, đây là thói quen của bạn, vốn là điều không thể giả được, nó sẽ luôn để lộ ra một mặt chân thật trong nhân cách của bạn.
 

 

 

                             Sự chân thành là điều vô giá
Ở nước Mỹ, có giám đốc A của một xí nghiệp nhỏ cứ mãi bàn về vấn đề hợp tác với giám đốc B của một tập đoàn lớn khác, nhưng lần nào cũng thất bại.
 
Lần này, giám đốc A lại từ phòng làm việc của giám đốc B đi ra, việc đàm phán hợp tác lại không thành.
 
Ông nhìn thấy bên đường có một cái cây nhỏ bị gió thổi ngã, thế là bèn đi qua đỡ cái cây đó dậy.
 
Vì để tránh cho cái cây lại bị gió thổi ngã lần nữa, ông còn đặc biệt lấy từ trong xe một sợi dây để cố định cái cây.
 
Không ngờ được rằng, hành động đó của giám đốc A đã được tổng giám đốc trên lầu làm việc từ đầu đến cuối chứng kiến rõ ràng, chính là hành động vô ý này, đã cảm động tổng giám đốc B, hợp tác cuối cùng cũng đã đàm phán thành công.
 
Trong lúc ký kết hợp đồng, tổng giám đốc B nói rằng: “Cậu biết không? Điều cảm động tôi không phải là chuyện cậu đỡ cái cây nhỏ kia, mà là vì cái cây nhỏ, cậu đã đi một quãng rất xa để lấy sợi dây cố định nó lại. Trong lúc người khác cần sự giúp đỡ, nếu như một người có thể dưới tình huống người khác không biết chuyện, mà vẫn có thể hy sinh lợi ích của bản thân không một chút do dự, dẫu cho điều hy sinh chỉ là một chút xíu, cũng thật là quý hóa biết bao! Tôi thật sự không có lý do để không hợp tác với người như vậy, và người như vậy cũng không có lý do gì để mà không gặt hái được thành công!”.
 
Về sau, sự nghiệp của giám đốc A quả nhiên vì vậy mà càng ngày càng đi lên, càng làm càng lớn!

 

 

      Cơ hội luôn khảo nghiệm sự chân thành của người ta 

                               vào lúc ta không ngờ nhất
Ở nước Mỹ, trong một cửa hàng bách hóa, bởi trời đột nhiên đổ cơn mưa lớn, một bà lão ăn mặc giản dị, khắp người ướt sũng đi vào tránh mưa, gần như toàn bộ nhân viên bán hàng đều không muốn để mắt đến bà lão này.
 
Có một chàng trai rất thành kính nói với bà rằng: “Phu nhân, chào bà, tôi có thể giúp gì cho bà đây?”.
 
Bà lão cảm thấy mượn chỗ của người khác để tránh mưa, trong lòng cũng có chút khó chịu, liền muốn mua một vài món đồ, nhưng đi vòng quanh mãi mà không biết mua gì nữa.
 
Chàng trai này nhìn thấy liền nói với bà lão rằng:
 
“Phu nhân, bà không cần cảm thấy khó xử! Tôi đã để một chiếc ghế ở trước cửa, bà cứ yên tâm ngồi ở đó là được rồi”.
 
Sau hai tiếng đồng hồ thì mưa đã tạnh, bà lão xin danh thiếp của chàng trai này rồi đi mất.
 
Mấy tháng sau, chàng trai này đã được một cơ hội hiếm có, anh được chỉ định làm đại biểu cho công ty bách hóa này đàm phán nghiệp vụ với công ty gia tộc lớn khác, lợi nhuận rất lớn.
 
Về sau mới biết là bà lão đó đã cho cậu cơ hội này, hơn nữa bà lão này không phải ai khác, mà chính là mẹ của “Vua Thép” Carnegie, tỷ phú nước Mỹ.
 
Thế là, chàng trai này từ đây đã thuận buồm xuôi gió, một bước lên mây, trở thành trợ thủ đắc lực của “Vua Thép” Carnegie, đồng thời cũng là một trong số nhân vật trọng yếu giàu có bậc nhất, địa vị chỉ đứng sau Carnegie mà thôi.
 
Chẳng cần lời ngon tiếng ngọt, chỉ cần chân thành là tốt rồi;
Chẳng cần thề non hẹn biển, chỉ cần thật sự làm được là tốt rồi;
Chẳng cần oán trách lẫn nhau, chỉ cần hai bên hiểu nhau là tốt rồi;
Chẳng cần ngờ vực lẫn nhau, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau là tốt rồi;
Chẳng cần phải tức giận cả ngày, chỉ cần hiểu được bao dung là tốt rồi;
Chẳng cần gắn bó chẳng rời, chỉ cần trong lòng có nhau là tốt rồi.
Giữa người với người, điều cần nhất chính là một tấm lòng chân thành kia vậy!
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

Bình luận (4)
TM
21 tháng 9 2019 lúc 21:13

1. Trọng nghĩa khinh tài

2. Nhập gia tùy tục

3 . Tôn sư trọng đạo

4. Không thầy đố mày làm nên

5. Tự trọng người lại trọng thân Khinh đi khinh lại như lần trôn quang

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
1M
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
NE
Xem chi tiết
AB
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết