Soạn văn lớp 9

TN

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được khắc họa như thế nào? giọng điệu trần thuật của tác giả có sự khác biệt gì khi nói về hai cuộc tháo chạy này

TP
20 tháng 9 2018 lúc 20:44

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?1. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.

- Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:

+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.

+ Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ ai nấy đều rụng rời, sợ hãi , xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết ” , “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

* Nghệ thuật: kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.

2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân

- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.

- Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.

• So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

- Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.

Mở rộng: Tại sao các tác giả Ngô gia văn phái làm quan và trung thành với nhà Lê lại có thể khắc họa chân dung Nguyễn Huệ đẹp như vậy?

- Là người ghi chép sử nên tôn trọng lịch sử

- Khâm phục tài – đức của vua QT.

- Không đồng tình với việc làm của nhà Lê


Bình luận (1)
H24
7 tháng 10 2018 lúc 21:46

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?1. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.

- Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:

+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.

+ Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ ai nấy đều rụng rời, sợ hãi , xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết ” , “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

* Nghệ thuật: kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.

2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân

- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.

- Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.

• So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

- Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.

Bình luận (0)
TP
20 tháng 9 2019 lúc 21:22

Đoạn trích đã miêu tả rõ sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân và trong đó tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị.

Quân tướng nhà Thanh lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”. Số quân Thanh đông hơn rất nhiều so với quân Tây Sơn (hai mươi vạn), vậy mà chưa đánh trận đã tan tác, hỗn loạn, nhục nhã trở về nước trước sức mạnh như vũ bão của quân Tây Sơn. Dưới sự chỉ huy tài tình, quyết đoán của vua Quang Trung, chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chông trả. Tác giả miêu tả: Quân Thanh ở trong đồn Hà Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi thì “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, quân sĩ “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa ”,... Hình ảnh tướng Tôn Sĩ Nghị bất tài, hèn nhát nhưng lại kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của minh chuồn trước qua cầu phao, rồi nhăm hướng bắc mà chạy”, sầm Nghi Đống thì thắt cổ chết,... Vua tôi Lê Chiêu Thống: Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc; Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh; Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…

Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, Nhưng qua đó cũng chan chứa bao tình cảm, cảm xúc của tác giả đau xót, ngậm ngùi cho một bi kịch của dân tộc.

Bình luận (0)
DH
21 tháng 9 2019 lúc 8:36
Tham khảo: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được khắc họa như thế nào? Giọng điệu trần thuật của tác giả có sự khác biệt gì khi nói về hai cuộc tháo chạy này. Bài làm:

- Quân tướng nhà Thanh:

+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…

+ Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

- Vua tôi Lê Chiêu Thống:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…

Giọng điệu trần thuật của tác giả có sự khác biệt khi nói về hai cuộc tháo chạy này:

+ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

+Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi nhà Lê… Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.

- Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận. Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê, nên không thể không có sự thương xót, ngậm ngùi cho tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống. Đấy là điều tạo nên sự khác biệt trong thái độ và cách miêu tả hai cuộc tháo chạy.

Bình luận (0)
NB
18 tháng 10 2021 lúc 22:44

* Số phận thảm bại của nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống :

Quân tướng nhà Thanh :Sầm Nghỉ Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao”.Binh lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối ; tan tác chạy tranh nhau sang sông, rơi xuống nước làm sông tắc nghẽn.Vui tôi nhà Lê : trở thành kẻ phản động “cõng rắn cắn gà nhà” ; cướp thuyền bỏ chạy, mấy ngày không ăn mệt lử, cuống quýt, than thở, oán giận, chảy nước mắt.

=> Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê

=> Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NY
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
JP
Xem chi tiết