Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

HN

su hop tac giua cac nuoc asean dem lai nhung hieu qua gi

DB
5 tháng 3 2018 lúc 21:00

- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.

- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.

- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.

- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.

Bình luận (0)
ML
5 tháng 3 2018 lúc 21:01

- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.

- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.

- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.

- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.

Bình luận (0)
PP
5 tháng 3 2018 lúc 21:01

Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. Năm 2004, GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Nhiều đô thị của các nước thành viên như Xin-ga-po (Xin-ga-po), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)... đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.

- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ý nghĩa chính trị-xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết