Bn tham khảo:
“Ngục trung” là trong hoàn cảnh tù đày. Lẽ thường, “ngục trung” phải gắn với “tù nhân” nhưng kết thúc bài thơ người đọc lại bắt gặp hình ảnh của “thi nhân”. Một “thi nhân” ngay trong hoàn cảnh ngục tù. Đây chính là nét độc đáo khác thường của bài thơ. Có ngục tù nhưng dường như không có tù nhân. Điều này cho thấy bản lĩnh của Hồ Chí Minh: luôn đứng cao hơn hoàn cảnh. Ngục tù có thể giam cầm thân thể Bác, song tâm hồn Bác thì luôn tự do tuyệt đối. Đó là sự giao hòa tâm hồn giữa Bác và trăng. Hơn nữa, sự thay đổi đó cũng thể hiện được cuộc vượt ngục tinh thần cách mạng của Bác. Nhà tù có thể giam giữ thân thể của Bác nhưng tinh thần của Bác đã giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp, được ánh sáng lý tưởng soi chiếu. Song sắt tù ngục không thể giam cầm được tâm hồn bay bổng , không thể trói buộc tình yêu thiên nhiên sự khao khát tự do hòa mình vào nhiên nhiên của Bác.