Chương III. Thân

HN

sự dài ra của thân khác nhau tùy loài như thế nào ?

cố gắng giúp mình mai thi rồi

HA
3 tháng 11 2016 lúc 18:46

vì có loài chiều cao giới hạn thấp, có loài có giới hạn cao

Bình luận (0)
LM
15 tháng 1 2018 lúc 21:55

Thí nghiệm: Trước bài học hai tuần, các nhóm làm thí nghiệm sau:

- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất.

- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật).

- Sau 3 ngày đo lại chiểu cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn. Tính chiều cao bình quân của mỗi nhóm.

- Ghi kết quả đã đo được vào bảng dưới đây:

- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- So sánh chiểu cao của hai nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn.

- Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?

- * Xem lại bài 8 "Sự lớn lên và phân chia tế bào", giải thích vì sao thân dài ra được?

Trả lời

- Cây không ngắt ngọn thân sẽ dài hơn.

- Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau:

- Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí... dài ra rất nhanh).

- Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, to như bạch đàn, chò, lim,...

- Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiều cao.

- Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau.

Các loại thân cây khác nhau thì sự dài ra của thân cũng khác nhau. Ví dụ như:

+ Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí...) dài ra rất nhanh.

+ Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, to như bạch đàn, chò, lim...

+ Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiêu chồi, hoa, quả; còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiều cao.

2. Lệnh mục 2

- Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn.

- Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn.

Hãy giải thích vì sao người ta lại làm như thế?

Trả lời

+ Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa kết trái, người ta thường ngắt ngọn.

+ Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn.

Vì vậy, để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 47 SGK sinh học 6: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.

Trả lời

Để trả lời được câu hỏi: thân dài ra do đâu? Cần tiến hành thí nghiệm:

- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất.

- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật).

- Sau 3 ngày đo lại chiểu cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn. Tính chiều cao bình quân của mỗi nhóm cây.

- So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong thí nghiệm ta thấy nhóm cây bị ngắt ngọn thì thân không dài ra, còn nhóm cây không bị ngắt ngọn thì thân cây dài ra.

- Từ thí nghiệm trên, rút ra kết luận: thân cây dài ra do phần ngọn.

Mô phân sinh ngọn gồm một nhóm tế bào có khả năng phân chia làm cho thân dài ra, cành dài ra. Thân và cành dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Giải bài tập 2 trang 47 SGK sinh học 6: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

Trả lời

- Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa kết trái, người ta thường ngắt ngọn.

- Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn.

Vì vậy, để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
SY
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết