Soạn dùm mik lịch sử có thi Hk1 ik
1. Trình bày tính chất và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất ( phân tích rõ tích chất)
2. Cách mạng tháng Hai Nga do giai cấp nào lãnh đạo? Trình bày tính chất và kết quả của CM tháng Hai là gì?
3. Vì sao nước Nga năm 1917 lại diễn ra 2 cuộc cach mạng? Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga.
4. Trình bày nội dung, kết quả của 'Chính sách kinh tế mới' do Lê-nin đề xướng. Nêu quá trình thành lập Liên Xô. Nền văn hóa Xô viết hình thành trên cơ sở nào?
5. Nêu nguyên nhân, hậu quả, thời gian diễn ra cược khủng hoảng kinh tế thế giới.
6. Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ và nêu ra những biện pháp mà các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế
7.
8. Giới cầm quyền Nhật Bản đã giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế bằng những biện pháp gì? Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản
9. Giải thích tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu á sau thế chiến thứ nhất là gì?
10. Trình bày cách mạng TQ trong những năm 1919-1939.
11. Trình bày nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở ĐNÁ. CMVN trong những năm 230 thế kỉ XX có phong trào đấu tranh nào nổi bật?
12. Nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai co gì giống và khác nhau? Vì sao Anh,Mĩ phải cùng Liên Xô thành lập đồng minh chống phát xít? Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thứ giới thứ hai như thế nào
Các bạn giúp mik soạn với, mỗi ngừ một câu sẽ có thể giúp mik vượt qua kì thi này. Mong mọi ngừ giúp đỡ.
Riêng các bạn chưa thi, mik chúc các bạn thi tốt. 'FIGHTING '
Và cảm ơn tất cả moi ngừ.
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là cuộc chiến tranh Đế quốc và phi nghĩa.
Đế quốc vì là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau (Anh, Pháp, Đức, Nga....) nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa.
Còn phi nghĩa vì chiến tranh đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại ( hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu huỷ....).
2.CM tháng 2
- Lãnh đạo: là Đảng Bôn-sê-vích
- Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
-Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
-Kết quả:+Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
+Nga trở thành nước Cộng Hoà
Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lê- Nin và Đảng Bô- sê- vich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại ở nước Nga:
Một là chính quyền Xô viết của Công – Nông Hai là chính phủ lâm thời Tư sản (chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bô- sê - vich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản.Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Mở ra kỷ nguyên mới,Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
- Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
.tháng 3 - 1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới. do Lê-nin đề xướng. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên đất nước Xô viết phải liên minh khăng khít và giúp nhau hơn nữa về mọi mặt. Từ yêu cầu đó, tháng 12 - 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện của bốn nước cộng hòa xô viết đầu tiên là Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na và Ngoại Cáp-ca-dơ).
10.Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.
Trong Phong trào Ngũ tứ, quần chúng giương cao các khẩu hiệu đấu tranh như “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bò Hiêp Ước 21 điều" (quy định những điều khoản về quyền lợi của các nước đế quốc ở Trung Quốc)...
Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Các nhóm cộng sản được hình thành tại một số thành phố. Tháng 7 - 1921, trên cơ sở các nhóm này. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
Trong những năm 1926 - 1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị các vùng trong nước. Trong những năm 1927 - 1937, nhân dân Trung Quốc lại tiến hành cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ, đại tư sản và đế quốc ở Trung Quốc.
Tháng 7 - 1937. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ dân tộc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ động đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật và cũng từ đó, cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc - Cộng hợp tác để cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
3.
*Nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng vì:
Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Những hành động của hai chính quyền:
+Chính phủ lâm thời tiếp tục chiến tranh bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân.
+ Xô Viết tiến hành lật đổ Chính phủ lâm thời.
=>Phải tiến hành cuộc cách mạng để giải quyết tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại.
*Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là :
- Đối với nước Nga :
+ Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và hàng triệu số phận con người Nga
+ Đưa những người lao động lên chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa
- Đối với thế giới :
+ Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức
+ Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thuận lợi của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
9.Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là Sự thành lập các đảng cộng sản ở các nước châu Á.
12. *Giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.
*Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vói Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
*Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít:
- Vì cùng có kẻ thù chung là các nước phát xít.
- Bị sức ép của nhân dân các nước đòi chính phủ phải liên két với Liên Xô để chống kẻ thù chung của nhân loại.
*Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, mang lại chiến thắng của quân đồng minh, và sự thất bại của Phát xít.
10. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939:
- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ vào ngày 4/5/1919, với sự tham gia của 3000 học sinh yêu nước. Sau đó, phong trào nhanh chóng lôi cuốn nông dân, công dân, tri thức yêu nước tham gia.
- Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.
- Ngày 7/1/1921, đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Trong những năm 1927-1937, Trung Quốc tiến hành nội chiến giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
- Tháng 7/1937,Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng chủ động hợp tác với nhau kháng chiến chống Nhật.