Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

TH

so sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?

TT
9 tháng 3 2017 lúc 22:20

Giống:

-Đều là quyền công dân.

-Có thể khiếu nại hoặc tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan , tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khác:

-Khiếu nại là việc công dân đề nghị cơ quan , tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện 1 công vụ theo quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.

-Tố cáo lag việc công dân báo cho cơ quan , tổ chức , cá nhân có thẩm quyền biết về 1 vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức , cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước hoặc thiệt hại, đe dọa đến lợi ích hợp pháp của công dân , lợi ích của cơ quan , tổ chức đó.

CHúc bạn học tốt

Bình luận (0)
HH
8 tháng 3 2017 lúc 22:37

KHIẾU NẠI:
- Người thực hiện: Công dân có quyền và lợi ích bị xâm hại
- Đối tượng: Các quy định, hành vi hành chính
- Cơ sở: Quyền và lợi ích của người khiếu nại
- Mục đích: Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại
- HÌnh thức: Trực tiếp, đơn thư, qua báo đài
TỐ CÁO:
- Người thực hiện: Bất cứ công dân nào
- Đối tượng: Các hành vi vi phạm pháp luật
- Cơ sở: Gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức và công dân
- Mục đích: Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Hình thức: giống khiếu nại

Bình luận (0)
H24
19 tháng 3 2017 lúc 9:24

KHIẾU NẠI:
- Người thực hiện: Công dân có quyền và lợi ích bị xâm hại
- Đối tượng: Các quy định, hành vi hành chính
- Cơ sở: Quyền và lợi ích của người khiếu nại
- Mục đích: Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại
- HÌnh thức: Trực tiếp, đơn thư, qua báo đài
TỐ CÁO:
- Người thực hiện: Bất cứ công dân nào
- Đối tượng: Các hành vi vi phạm pháp luật
- Cơ sở: Gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức và công dân
- Mục đích: Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Hình thức: giống khiếu nại

Bình luận (0)
H24
19 tháng 3 2017 lúc 9:25

* Giống:
- Đều là quyền công dân được quy định trong hiến pháp
- Đều là công cụ để công dân bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước
- Đều có hình thức trực tiếp và gián tiếp
* Khác:
Khiếu nại
Người có quyền khiếu nại là người bị thiệt hại về lợi ích chính đáng. Nhằm đòi lại lợi ích chính đáng của mình.
Tố cáo
Người làm đơn tố cáo là mọi công dân. Nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Bình luận (0)
PA
22 tháng 3 2018 lúc 20:47

* Giống nhau:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

so sánh quyền khiếu nại quyền tố cáo
đối tượng các quyết định hành chính, hành vi hành chính. hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
mục đích để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại. nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm. tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Bình luận (0)
TM
27 tháng 3 2018 lúc 19:51

nêu dùm 5 VD về những việc HS có thể tố cáo

Bình luận (0)