Ôn tập lịch sử lớp 11

NB

So sánh điểm giống và khác nhau trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

NH
7 tháng 3 2016 lúc 15:57

* Giống nhau: 

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. 

- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. 

* Khác nhau: 

- Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 

- Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 

Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đđông cách mạng mới.

Bình luận (0)
H24
7 tháng 3 2016 lúc 16:03

GIỐNG: 
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. 
- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. 
-kết quả : đều ko thành công 
-ý nghĩa : tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới 
- kẻ thù : thực dân Pháp 
KHÁC: 
*PBC: 
-Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du.. 
-Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 
- Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là: "cứu nước để cứu dân" 
*PCC: 
-nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..) 
-chủ trương:gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 
- con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là: "cứu dân để cứu nước" 

Bình luận (0)
TS
7 tháng 3 2016 lúc 16:09

Điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

* Điểm giống nhau:

- Đều xuất phát từ tinh thần yêu nước, có chung mục đích làm cách mạng để cứu nước, cứu dân. Cả hai ông đều thống nhất khái niệm "cứu nước" với "cứu dân"; gắn cứu nước với Duy Tân làm cho đất nước phát triển , gắn việc đuổi Pháp với cải cách xã hội.

- Là những tri thức phong kiến ưu tú mong muốn giành độc lập cho dân tộc.

- Cả hai ông đều chủ trương cầu ngoại viện để giành độc lập (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp).

- Đều đi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm cách mạng của các nước và về làm cách mạng ở Việt nam.

- Cả hai đều ảnh hưởng tư tưởng từ bên ngoài tác động vào, chủ trương cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

- Kết quả cuối cùng: cả hai khuynh hướng đều thất bại nhưng lại tạo điều kiện cho khuynh hướng cứu nước mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

* Điểm khác nhau:

- Phan Bội Châu:

Dùng phương pháp bạo động, cứu nước rồi cứu dân (chủ trương giải phóng dân tộc để tiến hành cải cách dân chủ), chủ trương vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài trước hết là Nhật để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc, cho đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ.

- Phan Châu Trinh:

Dùng phương pháp ôn hòa, cứu dân rồi cứu nước, ông nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện để giải phóng dân tộc (cải cách dân chủ để tiến hành đến giải phóng dân tộc), cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền; chủ trương bất bạo động, vận động thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền, cổ động lòng yêu nước thông qua các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục).

Bình luận (0)
FH
12 tháng 5 2017 lúc 21:59

* Giong :

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ 20 .

- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm ' Dân nước và nước dân '

- Kết quả : đều không thành công

- Ý nghĩa : tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới

- Kẻ thù : thực dân Pháp

* Khác :

+ Phan Bội Châu ;

- Nhiệm vụ : đánh đuổi thực dân Pháp , khôi phục lại chế độ phong kiến

- Chủ trương : vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài , tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập dân tộc . Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến

- Con đg` cứu nước của PBC là : cứu nước để cứu dân

+ Phan Châu Trinh :

- Nhiệm vụ : đánh đổ phong kiến , thực hiện cải cách xã hội" Khai thông dân trí, mở mang dân quyền "

- Chủ trương : dâng cao ngọn cờ dân chủ , cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền . Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa

- Con đg` cứu nước của PCT : Cứu dân để cứu nước

Bình luận (0)
TH
22 tháng 3 2018 lúc 22:22

Giống:

- Đều là phong trào yêu nước nổ ra đầu TK XX, là kết quả tất yếu của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

- Đều do những văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ đoạn tuyệt với ý thức trung quân, sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.

- Đều dựa vào thế lực bên ngoài để hoàn thành mục đích (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp)

- Đều tiếp thu và học hỏi từ bên ngoài, sau đó trở về giúp dân giúp nước.

- Đạt được sự ủng hộ cao độ từ quần chúng nhân dân.

- Chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

- Cả hai đều thất bại, tuy nhiên là đặt nền móng cho những cuộc cách mạng sau này.

- Thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường cùng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Khác:

(1) Chủ trương

- Phan Bội Châu xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc, mục tiêu là đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

- Phan Châu Trinh lại cho rằng phong kiến thối nát mới là kẻ thù cần quan tâm, mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn giai cấp, mục tiêu là lật đổ phong kiến canh tân đất nước.

(2)

- Phan Bội Châu thực hiện đường lối vũ trang, bạo động, cầu việc nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.

- Phan Châu Trinh lại thực hiện đường lối bất bạo động, ôn hòa, ông chủ trương nâng cao tinh thần dân chủ, khai thông dân trí, phát triển kinh tế, mở các trường dạy học, muốn dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.

(3)

- Lực lượng chính của phong trào Đông Du là những tầng lớp trên: quan lại cũ, các thổ hào...

- Lực lượng của phong trào Duy Tân lại là những tầng lớp dưới: nông dân, thương nhân,...

(4)

- Con đường hoạt động của Phan Bội Châu: Cứu nước rồi cứu dân

- Con đường hoạt động của Phan Châu Trinh: Cứu dân rồi cứu nước.

(5) Phương thức hoạt động

- Phan Bội Châu: bí mật, bất hợp pháp, có tổ chức.

- Phan Châu Trinh: công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chỉ kêu gọi, hô hào.

Bình luận (0)