Ôn tập lịch sử lớp 10

TT

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỷ thứ 11 cho đến thế kỷ 21?

SK
29 tháng 1 2020 lúc 12:37

STT

Thời gian

Tên Bộ Luật

Nội dung

1

Thời Lý

Bộ luật Hình thư

- Đây được xem là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước nhà.

- Hình thư gồm 3 quyển, trong đó bao gồm các quy định:

+ Tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại.

+ Biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

+ Sở hữu và mua bán đất đai, tài sản, quy định về thuế…

2

Thời Trần

Quốc triều hình luật

- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ sung và điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản.

3

Thời vua Lê Thánh Tông

Bộ luật Hồng Đức

- Bao gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển.

- Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.

- Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

4

Thời Nguyễn

Bộ luật Gia Long

- Bao gồm 398 Điều, chia thành 22 quyển và 6 lĩnh vực.

- Trong đó, có các nội dung quy định về:

+ Tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại.

+ Tội danh và hình phạt.

+ Quản lý dân cư và đất đai.

+ Ngoại giao và nghi lễ cung đình.

+ Tổ chức quân đội và quốc phòng.

+ Xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm.

- Được đánh giá là một trong hai bộ luật tổng hợp có quy mô lớn và nội dung phong phú.

5

09/11/1946

Hiến pháp 1946

- Đây là bản án Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Bản Hiến pháp này khẳng định quyền tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam ta.

- Bao gồm: 7 chương và 70 điều, trong đó có các nội dung quy định về:

+ Chính thể.

+ Nghĩa vụ quyền lợi của công dân.

+ Cơ cấu tổ chức của Nghị viên nhân dân, Chính phủ, HĐND, Ủy ban hành chính và cơ quan tư pháp.

Kể từ ngày 19/12/1946 – Ngày Toàn quốc kháng chiến, Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh, 46 Thông tư và 12 văn bản khác.

6

01/01/1960

Hiến pháp 1959

- Bao gồm 10 chương và 112 Điều. Trong đó, có các nội dung chính quy định về:

+ Chế độ chính trị, kinh tế và xã hội.

+ Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước.

+ Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân…

Sau khi Hiến pháp 1959 được thông qua, hoạt động lập pháp của nước ta chỉ quan tâm đến lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, nghĩa vụ quân sự và pháp luật hình sự. Các lĩnh vực khác ít được quan tâm hơn.

7

19/12/1980

Hiến pháp 1980

- Hiến pháp này ra đời nhằm thể chế hóa đường lối chủ trưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các nội dung chính quy định về:

+ Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đáng lẽ sau khi Hiến pháp này thông qua thì hệ thống pháp luật Việt Nam có một khởi sắc mới, tuy nhiên, thực tế hoạt động xây dựng pháp luật sau khi bản Hiến pháp này được thông qua không có được khởi sắc cần thiết.

Hoạt động lập pháp tập trung chủ yếu về các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật hình sự, lĩnh vực quân sự…

8

18/04/1992

Hiến pháp 1992

- Hiến pháp này khẳng định Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các nội dung chính quy định về:

+Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.

+ Thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ.

- Từ sau khi Hiến pháp 1992 được thông qua, hệ thống pháp luật Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt

9

07/01/2002

Nghị quyết 51/2001/QH10

(sửa đổi Hiến pháp 1992)

Sau gần 10 năm thi hành, Hiến pháp 1992 bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập so với thực tế, Nghị quyết 51 ra đời với mục đích hoàn thiện Hiến pháp 1992.

Khẳng định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

10

01/01/2014

Hiến pháp 2013

- Bao gồm 11 chương và 120 Điều, trong đó bao gồm các nội dung chính về:

+ Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giáo dục.

+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Bảo vệ Tổ quốc.

- Hiến pháp 2013 ra đời đánh dấu bước hoàn thiện hoạt động lập pháp của nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
29 tháng 1 2020 lúc 18:40

Những phát triển mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn này thể hiện ở những nét lớn cơ bản sau đây:

Thứ nhất là có những phát triển mới rất quan trọng trong nhận thức lý luận về nhà nước và pháp luật nói chung, về hệ thống pháp luật nói riêng.

Quan điểm, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, là sự thể hiện quá trình đổi mới tư duy, gắn liền với quá trình hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước và xuất phát từ những tiền đề kinh tế, chính trị – xã hội và những ảnh hưởng, tác động của xu thế hội nhập kinh tế – quốc tế. Quan điểm đó là cơ sở cho hoạch định chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật với những mục tiêu rất cụ thể, được xác định rõ ràng: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và hoàn thiện pháp luật, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bước phát triển vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến, những giá trị chung của nhân loại về Nhà nước pháp quyền với những đặc trưng cơ bản sau đây:

– Bản chất của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

– Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Khẳng định và đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội;

– Bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân;

– Từng bước nhận thức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng đầy đủ, thiết thực hơn và ngày càng tăng cường, đảm bảo tính khả thi.

Trong hơn hai mươi năm đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự phát triển của đất nước trong khuôn khổ của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho các quan hệ xã hội hiện hữu trong từng giai đoạn được phát triển đúng đắn, tạo nên một trật tự pháp luật ổn định, góp phần làm nên diện mạo của Nhà nước pháp quyền ngày hôm nay.

Trong thời gian qua, không chỉ các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, tiến độ lập pháp được đẩy nhanh và chất lượng hoạt động lập pháp ngày càng được nâng cao, mà các đạo luật và bộ luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư, đất đai, sở hữu trí tuệ, các vấn đề xã hội, giáo dục, y tế, đặc biệt là các bộ luật về thủ tục hành chính và tư pháp đã được xây dựng, ban hành, đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ đa dạng trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn với nền kinh tế toàn cầu và khu vực tạo nên một thể chế thị trường thống nhất, đồng bộ.

Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng thể hiện rõ ràng, đầy đủ tính chất dân chủ, nhân đạo và nhân văn cao cả, tính công khai, minh bạch.

Ở Việt Nam, các đạo luật ngày càng nhiều hơn, giữ vị trí chủ đạo, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội, từng bước khắc phục sự lạm dụng các văn bản dưới luật. Pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tính dân chủ trong sáng kiến pháp luật, quy trình làm luật, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, các chuyên gia vào quá trình xây dựng, thẩm định và phản biện các văn bản. Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật tạo khả năng để người dân tiếp cận pháp luật và dịch vụ pháp lý nhanh hơn, giản tiện và ít tốn kém hơn. Nhà nước Việt Nam đã tiến hành chế độ phát hành công báo công khai, đăng tải pháp luật (và các dự thảo luật) trên các phương tiện thông tin đại chúng. Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành công bố công khai các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao… Nhà nước thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, tăng cường các đạo luật về thủ tục tố tụng, các cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật – tăng cường pháp luật về đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện chính sách hình sự theo xu hướng giảm nhẹ hình phạt…

Thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, hài hoà, thống nhất với giá trị pháp lý chung của quốc tế và khu vực.

Tất cả các văn bản pháp luật được Nhà nước Việt Nam ban hành trong thời gian qua đều thể hiện nguyên tắc tôn trọng các cam kết, các Điều ước quốc tế. Mặt khác, sự hợp tác quốc tế trong xây dựng pháp luật, sự tiếp nhận những giá trị, tinh hoa của nhân loại trong xây dựng pháp luật trên cơ sở đảm bảo sự hài hoà giữa văn hoá truyền thống và hiện đại là yêu cầu mang tính nguyên tắc được quán triệt trong quá trình lập pháp, thi hành và áp dụng pháp luật. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này được thể hiện trong sự gắn kết giữa mục tiêu và các nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN cũng như các văn kiện quốc tế khác. Việt Nam đã và đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình phù hợp với cam kết WTO về sở hữu trí tuệ, hệ thống thuế, pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp…, cải cách hệ thống thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng tư pháp, hệ thống trọng tài, luật sư…, pháp luật cạnh tranh chống độc quyền, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, luật phá sản v.v… Việt Nam cũng đã ban hành Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản luật khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
AV
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết