Sang thu- Hữu Thỉnh

KL

Qua hình ảnh "Sấm" và "Hàng cây đứng tuổi" gợi cho ta những liên tưởng gì ??

Help me!!

BM
17 tháng 5 2019 lúc 20:33

Sấm là những vang động bất thường của yếu tố ngoại cảnh. Hàng cây đúng tuổi ngụ ý chỉ con người từng trải. Lúc sang thu, âm thanh dữ dội và bất ngờ của tiếng sấm không còn làm hàng cây đứng tuổi dật mình, run sợ. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm ta một thông điệp: Khi con người từng trải thì sẽ vững vàng, điềm tĩnh trước khó khăn, thử thách của cuộc đời.

Bình luận (1)
AD
17 tháng 5 2019 lúc 20:41

Nói sao ta giờ như thế này nha mình ghi ra những ý chihs còn phất triển cái luận điểm mà mình đưa ra là việc của bạn:

"SẤM CŨNG BỚT BẤT NGỜ

TRÊN HÀNG CÂY ĐỨNG TUỔI"

Rõ ràng bước vào mùa thu thì mọi thứ đi vào chừng mực và ổn định."Sấm" cũng không còn dữ dội như trước."Hàng cây" có vẻ trầm tư. Hai hình ảnh này đã gợi đến cho người đọc nhiều lớp nghĩ. Với ý nghĩa sâu xa và sử dụng nghệ thuật ẩn dụ" Hàng cây" được nhắc tới như những con người từng trải vững vàng hơn trước mọi thử thách của cuộc đời. "Sẫm" là những biến cố , bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. Khi con người đã trải qua những biến cố cuộc đời thì họ trở nên mạnh mẽ hơn dễ dàng đón nhận thử thách hơn

Bình luận (3)
H24
17 tháng 5 2019 lúc 20:46

Xưa nay, mùa thu được ca tụng như là một mùa của thi ca, mùa của nỗi buồn thương vô cớ. Thơ ca cũng dành cho mùa thu một thi phòng đồ đồ sộ với biết bao thi phẩm tuyệt đẹp. Ta quen quá với mùa thu tĩnh lặng và trong trẻo trong thơ Nguyễn Khuyến với ba bài thơ thu “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”. Ta say mê quá với “Đây mùa thu tới” đầy bâng khuâng, rạo rực của Xuân Diệu. Ta lại ngẩn ngơ, bồi hồi khi nghe thấy con nai vàng ngơ ngác đạp lên lá vàng khô trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Rồi đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, trước bước đi của thôi gian, một ranh giới mong manh khiến ta không khỏi xao lòng.

Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu, Hữu Thỉnh đã có những khám phá có giá trị trong nghệ thuật. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, vũ trụ. Ở khổ cuối bài Sang thu, hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời, về dòng đời vạn biến và lẽ tồn sinh của đời người.

Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, nhà thơ đã kết thúc bài thơ với 2 câu thơ đáng suy nghĩ, thấm đẫm triết lí:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”

“Sấm” là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.

Như vậy, “sấm” chính là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải, đã trưởng thành. Hữu Thỉnh đã tự rút ra bài học đường đời qua quy luật của tự nhiên: đối với những người trưởng thành, những biến động bất thường của cuộc đời không còn làm họ lo lắng hay sợ hãi nữa.

Đến đây, giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng, bình tâm, chín chắn…trước những chấn động của cuộc đời.

“Sang thu” đâu chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người. Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng.

Bình luận (0)
DT
17 tháng 5 2019 lúc 21:06

“Sấm” là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.

Như vậy, “sấm” chính là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải, đã trưởng thành. Hữu Thỉnh đã tự rút ra bài học đường đời qua quy luật của tự nhiên: đối với những người trưởng thành, những biến động bất thường của cuộc đời không còn làm họ lo lắng hay sợ hãi nữa.

Bình luận (13)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
AM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết