Tập làm văn lớp 8

VK

Qua bài văn Trong lòng mẹ, em thấy tình yêu thương mãnh liệt của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?

LP
7 tháng 7 2017 lúc 16:44

- Gợi ý:

- Tình cảm chân thành ấy cứ tự nhiên lớn dần bởi khát khao yêu thương chứ không phải vật chất "Non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người hỏi thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà". Khi bị bà cô gieo rắc vào đầu những ý nghĩ tanh bẩn về mẹ, chú bé Hồng vẫn không giận mẹ, luôn tin mẹ và hiểu mẹ.

- Tình yêu thương không gì ngăn cản ấy còn thể hiện khi Hồng gặp mẹ. Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ, chú đã chạy theo gọi bối rối, chứng tỏ mẹ luôn nằm trong tâm trí chú. Khi được ngồi trên xe cùng mẹ, chú đã òa khóc. Đó là tiếng khóc dỗi hờn mà xúc động, tủi thân mà hạnh phúc. Chú thấy mẹ "đẹp như thuở còn sung túc", chú tận hưởng cái ấm áp của tình mẹ, quên đi những cay độc tủi hờn người cô gieo rắc để chìm trong dòng cảm xúc mơn man dào dạt.

Bình luận (0)
BT
7 tháng 7 2017 lúc 21:11

Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ.

- Thứ nhất là phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô và một vài người họ hàng khác. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì. Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô. Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ. Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng.

- Thứ hai là tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ được thể hiện trong thời điểm người mẹ trở về. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh dẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”. Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bình luận (0)
LT
8 tháng 7 2017 lúc 8:41

Nhân vật bé Hồng hiện lên đầu tiên là một đứa con hiếu thảo và tôn trọng người lớn.

Mặc dù bị bà dì rót vào tai những điều cay nghiệt về mẹ nhưng em vẫn không hề quan tâm đến vì em hiểu mẹ em không bao giờ như thế và cả cái cảnh em gặp lại mẹ, niềm vui, niềm hạnh phúc ấy đã thể hiện rõ về con người của em.

Càng về sâu ta càng nhận ra Hồng là một đứa trẻ sống rất nội tâm, em luôn cố chôn giấu tất cả cảm xúc của mình, cố không để nó thể hiện qua bện ngoài và em luôn cố gắng thể hiện mình là một người mạnh mẽ.

Cậu khát khao được yêu thương, được sống với mẹ

Như những đứa trẻ khác, cậu mong muốn sống trong tình yêu thương của mẹ, áp mình bào hơi ấm của mẹ, mong muốn cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ.

Cậu mong muốn, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, cậu phải xa mẹ, sống với những người mà cậu không cảm nhận được tình yêu thương từ họ.

- Một đứa trẻ, nhưng cậu biết đâu là đúng, đâu là sai.

- Luôn tin tưởng vào mẹ, dù có ai nói gì đi nữa.

=>Nhân vật Hồng chính là nhân vật gián tiếp nói lên tất cả con người Nguyên hồng trong cuộc sống thực.

Bình luận (0)
ND
9 tháng 7 2017 lúc 9:26

Qua bài văn Trong lòng mẹ, em thấy tình yêu thương mãnh liệt của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?

Bài làm

Cậu bé Hồng trong tác phẩm 'trong lòng mẹ' phải chịu đựng sẹ ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô nhưng trong cậu vẫn bùng cháy tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ. - Thứ nhất là phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô và một vài người họ hàng khác. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì. Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô. Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ. Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng. - Thứ hai là tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ được thể hiện trong thời điểm người mẹ trở về. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh dẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”. Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bình luận (0)
DT
24 tháng 8 2017 lúc 20:21

Hướng dẫn:

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau: Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

==> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Bình luận (0)
NG
1 tháng 11 2018 lúc 21:02
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau: Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

==> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VH
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
EC
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết