Văn bản ngữ văn 11

NN

Phong cách thơ hồ xuân hương ?( ngắn gọn thôi ko cần dài dòng đâu)

DT
26 tháng 7 2017 lúc 17:24

Mạnh mẽ, rắn rỏi cương quyết, son sắt

Bình luận (0)
NH
30 tháng 7 2017 lúc 21:49

HXH được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" nên phong cách thơ HXH chủ yếu được thể hiện trên phương diện ngôn từ:

+Thơ HXH sử dụng tài tình chất liệu ngôn ngữ dân tộc: thể thơ, hình ảnh, cách nói,... . Nói bóng gió, nói ví, nói lái, chơi chữ, sử dụng các từ thuần Việt, thành ngữ, tục ngữ, ca dao...

+Phong cách thơ của HXH là đã vi phạm qui tắc tu từ tạo sự “lệch chuẩn” ngôn ngữ để tạo nghĩa. ( như bài quả mít, bánh trôi nước, cái quạt,...)

+và vi phạm lệch chuẩn ngôn ngữ như một hình thức bộc lộ cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.

Thơ của Hồ Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói… Trong thơ của Bà sử dụng nhiều hình dung từ và động từ chỉ hoạt động đã chứng tỏ rằng nhà thơ rất chú ý vẻ bề ngoài của sự vật . Với Bà danh từ không đủ khả năng mà phải có tính từ để miêu tả sắc thái muôn hình muôn vẻ của đời sống, phải có động từ chỉ hoạt động muôn vật nhất là sự tương tác giữa chúng. Bởi vậy thế giới thơ Hồ Xuân Hương đầy màu sắc âm thanh, ánh sáng, hình khối ….Thơ của Bà tràn trề màu sắc và hầu như không mấy khi những màu sắc ở độ không mà nó luôn đỏ lóet, xanh rì , tối om,…có vai trò trong việc đẩy màu sắc đến độ cực tả , tạo ra trong văn bản cái không đồng nhất, từ bình thường sang ẩn dụ.

Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự “nổi lọan ” của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Sự nổi loạn trước hết là sự vi phạm qui tắc thông thường của thơ, những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Hồ Xuân Hương. Chính sự phá cách này đã tạo bước dừng , gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương. Mặt khác trong thơ của Bà còn sử dụng nhiều thủ pháp độc đáo khác trong cách dùng ngôn ngữ. Đó là lối chơi chữ, ví dụ như trong bài "Khóc Tổng Cóc”, chỉ có 28 chữ đã có đến 5 chữ chỉ những con vật cùng loài : chuột, chàng, bén, nòng nọc, cóc. Hoặc trong bài “bỡn bà lang khóc chồng", tác giả dùng toàn những từ chỉ tên hành vi bào chế thuốc và tên thuốc: Cam thảo, quế chi, liên nhục, sao tẩm…bên cạnh đó còn sử dụng cách nói lái: Đẽo đá, lộn lèo, đứng chéo, trái gió…Hoặc sử dụng các thành ngữ đan cài vào câu thơ để mở rộng văn bản: cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, bảy nổi ba chìm….

 

Bình luận (0)
NT
4 tháng 8 2017 lúc 12:37

​phong cách thơ của bà hồ xuân hương;rất hay đặc sắc mới lạ,làm cho người đọc cảm thấy thích thú

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết