Ôn tập lịch sử lớp 8

PP

Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

@Sen Phùng, @Trần Thọ Đạt, @Tử Dii Chu, @Lê Quỳnh Trang, @Dương...............

KH
16 tháng 6 2017 lúc 19:52

- Khái quát: Đến cuối 1929 do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào của quần chúng công - nông phát triển mạnh, thêm vào đó là sự khủng bố, đàn áp dã man của thực dân pháp, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng lãnh đạo đấu tranh.

Tuy nhiên, ở Việt Nam lúc đó lại có 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnhh hưởng...Nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn . Vì vậy yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo phong trào cách mạng tiến lên.

- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Việt Nam lúc đó:

+ Cuối năm 1929, trước yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam và được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, NAQ từ Xiêm về Cửu Long

(Hương Cảng - Trung Quốc). Tại đây Người trực tiếp triệu tập và chủ trì Hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản của Việt Nam.

+ Trong Hội nghị:

Người đã phân tích tình hình thế giới và trong nước. Phê phán những hành động thiếu thống nhất... của 3 tổ chức cộng sản và nêu ra yêu cầu cấp thiết phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản.

NAQ đó thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam .

Người đã soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Kết luận: Với việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, NAQ là người có vai trò lớn nhất trong việc giải quyết khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

( Phương Nhi Phạm, lọc ra rất nhìu nguồn tư liệu khác nhau, từ trên internet đến kiến thức của bản thân, thử tham khảo đê)

Bình luận (0)
DT
16 tháng 6 2017 lúc 19:34

-NAQ là ng lãnh tụ ,lãnh đạo hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nó chứng tỏ rằng “giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Hồ Chí Minh).

+ Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì Nguyễn Ái Quốc đã tìm đường cứu nước theo phương hướng mới.

+QUyết định con đg giải phóng đất nước

Tớ bt thế thui:((

Bình luận (5)
H24
16 tháng 6 2017 lúc 19:35

Đọc Truyện câu4 Anh (chị) hãy phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc ...

vai tro của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt ...

Gợi ý làm bài thi môn Lịch sử - VnExpress

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam| Hvct

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

,... Đọc rồi từ đó tóm lược lại ý chính mà cần chứng minh.

Bình luận (0)
BT
17 tháng 6 2017 lúc 18:20
a. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng:


– Ngày 5 – 6 – 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hòa mình vào cuộc sống lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 đến 1917, Người đã đến nhà nước châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp sau 8 năm bôn ba và gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái.

– Ngày 18 – 6 – 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

– Bản yêu sách đó đã không được Hội nghi Véc-xai chấp nhận. Sự thật đó cho thấy những lời tuyên bố của các nhà chính trị đế quốc về quyền tự do dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc mà điển hình là chương trình 14 điểm của Tổng thống Mĩ Uyn-xơn chỉ là trò bịp để lừa các dân tộc. Vì vậy, muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.

– Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-Nin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp, Luận cương của Lê-Nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

– Ngày 25 – 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành người đảng viên cộng sản Pháp, đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động và tiếp tục học tập. Nghiên cứu lí luận về con đường cách mạng thuộc địa để truyền bá vào Việt Nam.

– Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di,… Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ (1922) do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp),… và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.

– Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân ( 10 – 1923 ) và được bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924 ), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

– Ngày 11 – 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và giai cấp ở Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã tạo sẵn điều kiện để Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.

– Khi đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây và chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã, mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn hạn để đào tạo họ thành cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động. Các bài giảng của Người được tập hợp lại và in thành cuốn Đường cách mệnh, hàm chứa những vấn đề cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

– Tháng 6 – 1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và lấy Cộng sản đoàn làm nòng cốt. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Nhờ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào cách mạng ở trong nước ngày càng phát triển sôi nổi, khuynh hướng các mạng vô sản dần dần chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc. Đến năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng cơ sở ở khắp ba kì.
Những hoạt động của Người từ 1911 đến 1929 có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và đạo đức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.

b. Thống nhất phong trào cộng sản, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam:

– Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ giữa đến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

– Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng nước ta. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, làm giảm uy tín của các tổ chức cộng sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng đang lên.

– Từ 3 – 2 đến 7 – 2 – 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc). Người chủ trì hội nghị và đã phân tích những hoạt động bè phái, chia rẽ của ba tổ chức cộng sản và tác hại của nó. Do yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy tín đức độ của Người nên đã đã thống nhất được các tổ chức cộng sản. Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra đường lối, phương hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam (đây chính là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).
=>Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bình luận (0)
DT
17 tháng 6 2017 lúc 18:23

May che xem lai de cai nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết