Bài viết số 3 - Văn lớp 10

SN

phân tích nội dung yêu nước của văn học trung đại lớp 10. làm giúp em với

 

VH
18 tháng 1 2017 lúc 8:38

Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Ta bắt gặp được những bản tuyên ngôn độc lập với giọng đọc hào sảng của Nước Việt Nam qua “Nam quốc sơn hà”hay một bài hịch vang núi sông ngỡ còn đâu đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc Tuấn…và đó chính là những biểu hiện đẹp về trào lưu chủ nghĩa yêu nước tô đậm trong nền văn học trung đại.

chu-nghia-yeu-nuoc-trong-van-hoc-trung-dai

Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được tạc trên sổ vàng của lịch sử. Văn học phản ánh chân thực và rõ nét qua các tác phẩm văn chương.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới các triều đại phong kiến từ hưng thịnh đến suy vong. Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, trong đó yêu nước và nhân đạo là hai trong bốn nguồn cảm hứng chi phố ngòi bút của nhà thơ, nhà văn. Nhưng chủ nghĩa yêu nước tồn tại với những biểu hiện rõ nét, dưới nhiều cung bậc, màu vẻ khác nhau.

Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là lòng căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do; là lòng trung quân ái quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc; tố cáo tội ác của giặc; khát vọng hòa bình . Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều cung bậc tâm trạng: buồn vui, sung sướng, hả hê, hay tủi nhục, hân hoan…

Có thể nói, trong những thế kỉ đầu, văn học viết về những chiến công anh dũng, lấp lánh ánh hào quang của tinh thần yêu nước.

Mở đầu với “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước Đại việt với lòng tự hào, tự tôn dân tộc của Lý Thường Kiệt:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”

Với giọng đọc hùng hồn, vang dội, bài thơ là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, không tên giặc ngoại xâm nào có thể “xâm phạm” đến đây và lời tuyên ngôn rõ ràng, nhất quyết về tội ác của giặc sẽ phải chịu:

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”

Yêu nước còn là tấm lòng trung quân ái quốc, luôn xưng đế:

“Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

(Bình ngô đại cáo – Nguyễn trãi)

Nước đại việt với những phong tục, tập quán riêng, trải qua bao đời nay nó đã trở thành “nền văn hiến” không thể nào xóa bỏ.

Nhưng trong các triều đại phong kiens, nước ta luôn phải chống giặc ngoại xâm thì không thể nào không có một trái tim hừng hực cháy bỏng về lòng căm thù giặc và một ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi giặc như trong “ Hịch tướng sĩ” vang núi sông của Trần quốc Tuấn.

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức một nỗi chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng thấy cam lòng…”.

Đó là tâm trạng căm phẫn tột cùng và một hào khí “sát thát” Đông A của thời Trần. Ông căm ghét lũ giặc đi nghênh ngang ngoài đường trên đất Nam, và coi đó như lũ cú, lũ hổ đói… và có lẽ bởi thế, bằng các động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu… đã lột tả hết được tâm trạng lên đến đỉnh cao của Trần quốc Tuấn. Lời thủ thỉ của tướng sĩ khiến bao an hem trong đội phải dấy lên những cảm xúc để họ một ngày nào đó sẽ “ nhà nhà giỏi như Nguyễn Huệ, …bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửu sông…”tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc.

Đến với “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một áng “ thiên cổ hùng văn” như một bản ngôn dân quyền của nước đại Việt ta. Một lời tố cáo tội ác của giặc như khiến lòng độc giả cũng phải hòa mình vào thời ấy.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Lũ giặc gây bao tội ác như thế, làm sao ta không căm tức, không muốn diết giặc:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tất cả vì dân, “ vì nước quên thân, vì dân diệt bạo”.

Ta còn bắt gặp một ông vua chúa Trịnh ăn chơi xa đọa, không chăm lo cho cuộc sống của người dân, bỏ bê việc triều chính. Không chỉ có vậy, mà đến các tầng lớp quan lại cũng là lũ “đầu trâu mặt ngựa” nửa đêm đi lùng tìm những cây quí của nhà dân rồi đổ tội oan cho dân, đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Bên cạnh đó, tình yêu đất nước còn thể hiện ở khát vọng hòa bình của mọi người dân.

“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”

(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)

Đó là những chiến công hiển hách oanh liệt để làm nên chiến thắng thanh bình như ngày hôm nay. Khát vọng hòa bình của người dân được đẩy thêm một nấc. Một lời tâm sự của Nguyễn Trãi mang bao khát vọng:

“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch thù”

Từ đó thúc đẩy ý chí của mọi người để vươn lên tới hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Cảm xúc trước cuộc sống thanh bình của người dân:

“Giặc tan muôn thủa thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Vì non sông gấm vóc, nước Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả giành lại đất nước. Ngoài ra, chủ nghĩa yêu nước còn là tình yêu thiên nhiên sâu đậm. Đọc thơ Nguyễn Trãi, thiên nhiên như ùa về trong ta với bao cảnh đẹp:

“Một mình nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”

Thì ra Nguyễn Trãi khép phòng văn chứ ông không khép lòng mình, mà ông luôn mở rộng lòng mình đến với thiên nhiên tươi đẹp. Sắc tím của hoa xoan đã trở thành ấn tượng đối với thi nhân. Ông yêu thiên nhiên bởi nó không có cái nham hiểm của lòng người. Màn mưa bụi khép lại khiến lòng ta xao xuyến, nhớ mãi. Hay đến với thứ cỏ xanh non sau cơn mưa còn vương như những làn khói mờ mờ, hư thực:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”

(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)

Không gian đưa đến với màu xanh của cỏ, màu trắng của khói sớm, và hơn thế là sự tĩnh lặng của một miền quê xa vắng ngỡ còn đâu đây. Ta bắt gặp tiết trời thu xanh ngắt cugnf ánh trăng mờ ảo huyền diệu trong “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu”

Thu của làng cảnh Việt Nam thật mộc mạc, bình dị mà thân thuộc, gần gũi. Bởi thế tôi càng yêu sao quê hương, đất nước mình hơn.

Con người Việt Nam đẹp như thế, họ có tình yêu thương sâu sắc khiến ta thêm tự hào và trân trọng biết bao. Bởi vậy, chủ nghĩa yêu nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường dài rộng của nền văn học nước nhà. Các nghệ sĩ nối tiếp nhau viết về chủ nghĩa đó bằng cả niềm tin và tình yêu vô bờ đối với con người và tình quê chan chứa. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại mãi mãi tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người bởi lẽ “với quá khứ, ta xây dựng được tương lai”. Càng đọc ta càng thấm thía trong từng trang viết về một thời đại vang danh núi sông bởi “ Mỗi con người là một bài thơ đẹp”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết