Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể
01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.
Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
Ảnh hưởng chiến tranh lạnh đến châu Á
- Tạo nên các cuộc đối đầu, xung đột, kháng chiến:
+ Triều Tiên: Chiến tranh 2 miền (1950-1953) tạm chấm dứt với việc lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến 2 miền.
+ Việt Nam: phải tiến hành 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp (1946-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, nước Việt Nam được thống nhất.
- Ảnh hưởng đến an ninh khu vực:
+ Khu vực Đông Bắc Á: chiến tranh Triều Tiên tạo nên tình trạng quan hệ căng thẳng và ảnh hưởng với các quốc gia xung quanh (Nhật, Trung Quốc).
+ Đông Nam Á: Mỹ lôi kéo nhiều quốc gia vào SEATO chống Việt Nam, khiến quan hệ giữa Việt Nam cũng như các nước Đông Dương với Đông Nam Á trở nên căng thẳng.
- Kinh tế:
+ Gây nên tình trạng bất ổn, kinh tế khó phát triển.
+ Khả năng hợp tác phát triển của các quốc gia trở nên khó khăn.