Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê

ND

Phân tích nhân vật NHO trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

PT
30 tháng 5 2018 lúc 8:41
Mở bài:

Lê Minh Khuê là một trong những cây bút trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bắt đầu và trung thành với thể loại truyện ngắn có lợi thế linh hoạt, chuyển tải nhanh, phù hợp với không khí chiến tranh, Lê Minh Khuê gặt hái được thành công với tác phẩm đầu tay: Những ngôi sao xa xôi. Với giọng văn trầm tĩnh, nhẹ nhàng, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Họ vừa mang đậm những phẩm chất cao quý của người lính vừa có những nét riêng cá tính thật đáng yêu.

Thân bài:

* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong: Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, có biết bao tác phẩm đặc sắc. Không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về nữ thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua.
Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, thành phố tình nguyện đi chiến đấu nơi chiến trường đầy đạn bom và chết chóc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp.
Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Họ gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ, họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng để con đường được thông suốt nên các cô luôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huống nào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình.
Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết. Tuy không phải là chị em, nhưng họ cùng đứng trong một mặt trận, cùng làm chung một nhiệm vụ, vào sinh ra rử. Họ thấu hiểu nhau và trân trọng những phút giây gắn kết. Lúc nghỉ ngơi họ cùng nhau vui đùa, lúc ra trận họ tương trợ, lo lắng cho nhau. Khi ai đó bị thương, họ liều mình cứu giúp và an ủi, động viên. Họ tạo cho nhau sức mạnh vượt lên trên hiểm nguy, gian khổ.
Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Bởi họ biết cuộc kháng chiến còn kéo dài. Chỉ có sức mạnh của niềm tin, của hi vọng mới giúp họ đứng vững. Đối lập với chiến trường nham nhở, tâm hồn họ lúc nào cũng tười xanh. Cuộc sống của họ luôn rộn ràng tiếng cười, đầy ắp niềm vui.
* Nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong:
Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn. Chị mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn. Nhưng trong tâm hồn chị cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Trong công việc, chị rất bình tĩnh và quyết liệt. Vậy mà có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu và sợ vắt. Thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái méc.
Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh. Để thể hiện điều đó, chị thường móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu nổi bậc. Chị hay tỉa đôi lông mày của mình rất cẩn thận. Tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị: cương quyết, táo bạo.
Và không ai có thể quên được chị hát. Nhạc thì sai bét, giọng thì chua nhưng chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua. Chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát. Thao đại điện cho tính cách điềm tĩnh, quyết đoán.
Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc cô bướng bỉnh, mạnh mẽ. Có lúc cô lại lầm lì cực đoan. Nhưng Nho lúc nào cũng dễ thương, hồn nhiên và vui vẻ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho là hình ảnh mỏng manh nhưng dũng cảm giữa chiến trường ác liệt mịt mờ khói lửa.
Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Cô cũng trẻ trung như Nho, là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh.
Đối với Phương Định, chiến trường là nơi để thử thách lòng yêu nước, yêu đồng đội. Trong công việc, cô rất can đảm, mạnh mẽ. Đối với đồng đội, cô hết lòng yêu thương, xem đồng đội chính là sự sống của mình. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc.
Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Cô vẫn luôn nuôi dưỡng trong lòng những điều mơ mộng của người thiếu nữ đang độ thanh xuân với khát vọng yêu thương mãnh liệt. Nhiều lúc, cô thật khép kín đến nỗi cả Thao và Nho cũng tỏ ra khó hiểu.
Sự ổn định tinh thần giúp họ vượt qua những phút giây đơn điệu, nhàm chán và căng thẳng. Nho thích theo thùa, may vá. Thao thích chép bài hát và ca cẩm những bài hát ấy. Còn Phương Định lúc nào cũng mơ mộng, hồi nhớ về quá khứ. Và cơn mưa đá đã đánh thức sự hồn nhiên mà bấy lâu tưởng chừng đã biến mất trong họ. Kỉ niệm sống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn. Những cảm xúc hồn nhiên như nguồn sống, là điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng. Niềm tin tưởng tiếp thêm sức mạnh vượt giúp họ qua những khó khăn, nguy hiểm.

Kết bài:

Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

Bình luận (1)
HS
31 tháng 5 2018 lúc 12:44
Mở bài:

Lê Minh Khuê là một trong những cây bút trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bắt đầu và trung thành với thể loại truyện ngắn có lợi thế linh hoạt, chuyển tải nhanh, phù hợp với không khí chiến tranh, Lê Minh Khuê gặt hái được thành công với tác phẩm đầu tay: Những ngôi sao xa xôi. Với giọng văn trầm tĩnh, nhẹ nhàng, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Họ vừa mang đậm những phẩm chất cao quý của người lính vừa có những nét riêng cá tính thật đáng yêu.

Thân bài:

* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong: Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, có biết bao tác phẩm đặc sắc. Không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về nữ thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua.
Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, thành phố tình nguyện đi chiến đấu nơi chiến trường đầy đạn bom và chết chóc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp.
Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Họ gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ, họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng để con đường được thông suốt nên các cô luôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huống nào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình.
Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết. Tuy không phải là chị em, nhưng họ cùng đứng trong một mặt trận, cùng làm chung một nhiệm vụ, vào sinh ra rử. Họ thấu hiểu nhau và trân trọng những phút giây gắn kết. Lúc nghỉ ngơi họ cùng nhau vui đùa, lúc ra trận họ tương trợ, lo lắng cho nhau. Khi ai đó bị thương, họ liều mình cứu giúp và an ủi, động viên. Họ tạo cho nhau sức mạnh vượt lên trên hiểm nguy, gian khổ.
Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Bởi họ biết cuộc kháng chiến còn kéo dài. Chỉ có sức mạnh của niềm tin, của hi vọng mới giúp họ đứng vững. Đối lập với chiến trường nham nhở, tâm hồn họ lúc nào cũng tười xanh. Cuộc sống của họ luôn rộn ràng tiếng cười, đầy ắp niềm vui.
* Nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong:
Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn. Chị mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn. Nhưng trong tâm hồn chị cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Trong công việc, chị rất bình tĩnh và quyết liệt. Vậy mà có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu và sợ vắt. Thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái méc.
Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh. Để thể hiện điều đó, chị thường móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu nổi bậc. Chị hay tỉa đôi lông mày của mình rất cẩn thận. Tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị: cương quyết, táo bạo.
Và không ai có thể quên được chị hát. Nhạc thì sai bét, giọng thì chua nhưng chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua. Chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát. Thao đại điện cho tính cách điềm tĩnh, quyết đoán.
Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc cô bướng bỉnh, mạnh mẽ. Có lúc cô lại lầm lì cực đoan. Nhưng Nho lúc nào cũng dễ thương, hồn nhiên và vui vẻ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nho là hình ảnh mỏng manh nhưng dũng cảm giữa chiến trường ác liệt mịt mờ khói lửa.
Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Cô cũng trẻ trung như Nho, là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh.
Đối với Phương Định, chiến trường là nơi để thử thách lòng yêu nước, yêu đồng đội. Trong công việc, cô rất can đảm, mạnh mẽ. Đối với đồng đội, cô hết lòng yêu thương, xem đồng đội chính là sự sống của mình. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc.
Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Cô vẫn luôn nuôi dưỡng trong lòng những điều mơ mộng của người thiếu nữ đang độ thanh xuân với khát vọng yêu thương mãnh liệt. Nhiều lúc, cô thật khép kín đến nỗi cả Thao và Nho cũng tỏ ra khó hiểu.
Sự ổn định tinh thần giúp họ vượt qua những phút giây đơn điệu, nhàm chán và căng thẳng. Nho thích theo thùa, may vá. Thao thích chép bài hát và ca cẩm những bài hát ấy. Còn Phương Định lúc nào cũng mơ mộng, hồi nhớ về quá khứ. Và cơn mưa đá đã đánh thức sự hồn nhiên mà bấy lâu tưởng chừng đã biến mất trong họ. Kỉ niệm sống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn. Những cảm xúc hồn nhiên như nguồn sống, là điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng. Niềm tin tưởng tiếp thêm sức mạnh vượt giúp họ qua những khó khăn, nguy hiểm.

Kết bài:

Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết