Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

NM
Phân tích là nêu tác dụng của các phép tu từ trong các câu sau : 1. Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời 2. Thôn Đoài ngoài nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài có nhớ trầu không thôn nào ? 3. Đầu xanh đã tội tình gì Má hồng đến quả nửa thì chưa thôi
TS
27 tháng 7 2018 lúc 7:07

Phân tích là nêu tác dụng của các phép tu từ trong các câu sau :

1. Thác bao nhiêu thác cũng qua - Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:

Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.

Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức v­ượt qua) để nói lên sức sống và sức vư­ơn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.

2. Thôn Đoài ngoài nhớ thôn

Đông Cau thôn Đoài có nhớ trầu không thôn nào ?

- Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông - ng­ười thôn Đoài, ngư­ời thôn Đông (ẩn)
- Ẩn dụ: cau, trầu - chỉ ng­ười đang yêu, đang nhớ nhau - cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa (ẩn)

3. Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quả nửa thì chưa thôi

Hoán dụ : Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân

Bình luận (0)
TP
27 tháng 7 2018 lúc 9:52

1)Ẩn dụ chiếc thuyền và thác
=>Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao.

2)

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ “người thôn Đoài” và “người thôn Đông”. Còn hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại là những ẩn dụ dùng để chỉ những người đang yêu. Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị. Đích của lời nói tuy vẫn hướng về người yêu. Thế nhưng cách nói bâng quơ theo kiểu ngôn ngữ tỏ tình của trai gái đã tạo ra một sự thích thú đặc biệt cho những người tiếp nhận nội dung của câu thơ.

3)Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trư­ờng hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NM
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết