Văn bản ngữ văn 8

DN

Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

                                    “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                                      Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

                                      Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                                      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”

LP
9 tháng 10 2016 lúc 21:10

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để :

“rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TP
9 tháng 10 2016 lúc 21:14

Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.

- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.

- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi.

- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài

Bình luận (2)
PD
22 tháng 1 2018 lúc 12:45

https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Ph%C3%A2n+t%C3%ADch+gi%C3%A1+tr%E1%BB%8B+bi%E1%BB%83u+%C4%91%E1%BA%A1t+c%E1%BB%A7a+bi%E1%BB%87n+ph%C3%A1p+tu+t%E1%BB%AB+trong+nh%E1%BB%AFng+c%C3%A2u+th%C6%A1+sau:++++++++++++++++++++++++++++++++++++%E2%80%9C+Chi%E1%BA%BFc+thuy%E1%BB%81n+nh%E1%BA%B9+h%C4%83ng+nh%C6%B0+con+tu%E1%BA%A5n+m%C3%A3+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++Ph%C4%83ng+m%C3%A1i+ch%C3%A8o,+m%E1%BA%A1nh+m%E1%BA%BD+v%C6%B0%E1%BB%A3t+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+giang.++++++++++++++++++++++++++++++++++++++C%C3%A1nh+bu%E1%BB%93m+gi%C6%B0%C6%A1ng+to+nh%C6%B0+m%E1%BA%A3nh+h%E1%BB%93n+l%C3%A0ng+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++R%C6%B0%E1%BB%9Bn+th%C3%A2n+tr%E1%BA%AFng+bao+la+th%C3%A2u+g%C3%B3p+gi%C3%B3%E2%80%A6..%E2%80%9D&id=103538

 

Bình luận (0)
PD
22 tháng 1 2018 lúc 12:46

 

9 tháng 10 2016 lúc 21:14

Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.

- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.

- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi.

- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài

Đúng 13 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm
Bình luận (0)
PD
22 tháng 1 2018 lúc 12:47

Đúng 13 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm

 

Bình luận (0)
PD
22 tháng 1 2018 lúc 12:51

ok ok

Đúng 10000 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm

Bình luận (0)
PD
22 tháng 1 2018 lúc 12:51

đm khó vl

Đúng 6483481347 Bình luận Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
ON
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết