Văn bản ngữ văn 8

KK

Phân tích chất thép và chất tình trong 2 bài thơ Đi đường và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

NT
6 tháng 3 2018 lúc 20:23

Chất thép được thể hiện rất đa dạng trong tập thơ Nhật kí trong tù

Nhật kí trong tù được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ là một chiến sĩ cộng sản bị quân thù giam hãm trong chốn ngục tù, bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy vậy, Bác vẫn viết được những vần thơ thật tuyệt diệu, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Chất thép trong tập thơ được thể hiện rất đa dạng, phong phú, lúc trực tiếp, lúc gián tiếp, thậm chí có những bài thơ không hề nói đến chuyện chiến đấu, nói chuyện cách mạng nhưng vẫn toát lên tinh thần thép.

+ Trước hết, đọc Nhật kí trong tù ta thấy chất thép thể hiện rất rõ qua những bài thơ đả kích, châm biếm, tố cao kẻ thù. Ví dụ: Các bài Ở Lai Tân, Tiền vào nhà lao, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Gia quyến người bị bắt lính, Chia nước...

+ Chất thép cũng được thể hiện trực tiếp qua những bài thơ nói lên tinh thần, ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù. Từ những bài thơ ấy, người đọc hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha và ý chí, nghị lực vượt lên trên những hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nơi chốn lao tù của người chiến sĩ. (Bài thơ Bốn tháng rồi đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và nghị lực phi thường của Bác. Không ngủ được giải một niềm thương nước, thương dân, băn khoăn về vận nước. Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo là những bài học về việc tu thân luyện trí....)

+ Chất thép trong thơ Bác còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên. Ở những bài thơ này, cái tôi trữ tình của nhà thơ thể hiện với tư cách là một người nghệ sĩ. Đọc những bài thơ ấy, tuy không tiếp xúc với hiện thực cách mạng nhưng ta vẫn thấy rõ được tinh thần, và chí và nghị lưc phi thường của người chiến sĩ cộng sản (tiêu biểu nhất là các bài thơ: Cảnh chiều hôm, Giải đi sớm, Ngắm trăng... )

+ Chất thép còn toát ra từ nụ cười nhẹ nhàng và hóm hỉnh của Bác trước cảnh tù đày lao lí. Ở đấy, con người bị đẩy vào tình trạng sống phi nhân loại về sinh hoạt, thiếu thốn trăm bể. Trước hiện thực đen tối ấy, Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh sống để nở những nụ cười vui (Nói cho vui, Đi Nam Ninh, Ghẻ...)

Có thể nói, chất thép trong Nhật kí trong tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người dọc rất mạnh mẽ.

Phân tích chất thép trong bài thơ Ngắm trăng

Ngắm trăng là một kiệt tác trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ này kết hợp một cách hài hòa giữa cảm xúc trữ tình và chất thép, giữa cổ điển và hiện đại.

+ Đề tài cùa bài thơ rất quen thuộc được thể hiện ngay trong tiêu đề Ngắm trăng. Từ xưa đến nay đã bao người “ngắm trăng’’ và làm thơ về vẻ đẹp huyền diệu của vầng trăng, về mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa trăng và người, nhưng trong tù mà vần ngắm trăng, vẫn làm thơ về trăng thì có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh. Chất thép của bài thơ này được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt ấy.

+ Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản liệt kê. Tác giả viết: "Trong tù không rượu cũng không hoa. Ý thơ tả thực cảnh sống của người tù, ngay cả cơm ăn nước uống còn thiếu, làm gì có nổi rượu và hoa? Nhưng tới câu: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ thì không phải là một việc cố nhiên nữa. Trong nguyên bản câu thơ thứ hai này được thể hiện dưới dạng một câu hỏi: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” (trước cảnh đẹp đêm nay ta biết, là thế nào đây). Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí nhà thơ như vừa tự hỏi mình vừa giãi bày hoàn cảnh với người khách quý. Trong ba yếu tố thưởng nguyệt thì ở đây thiếu tới hai yếu tố (rượu và hoa). Liệu chi bằng mộ một tấm lòng, một tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ có thể thưởng nguyệt dược chăng?

+ Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ tự khách thể hóa, tự tách mình ra để nhìn sự vật sự việc một cách khách quan để miêu tả hai nhân vật: Thi sĩ và vầng trăng trong một mối quan hệ gần gũi, thân thiết.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Theo ý thơ, cả hai nhân vật trữ tình đều rất chủ động trong việc khắc phục, vượt trên hoàn cảnh để đến được với nhau. Người thì hướng về cửa sổ để đón trăng còn trăng thì theo khe cửa mà vào ngắm nhà thơ. Hoạt động của hai nhân vật trữ tình tập trung vào ngôn ngữ không lời của thị giác. Đó chính là cuộc đàm tâm của những người tri kỉ chỉ nhìn nhau, không nói nhưng đã hiểu hết lòng nhau. Nếu để ý kĩ, trước cuộc ngắm trăng, đấy là một người tù (nhân), sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện một nhà thơ (thi gia). Chi tiết này cho ta thấy chất lãng mạn bay bổng của Hồ Chí Minh, một người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng giữ được phong cách ung dung, tự chủ, yêu đời, yêu thiên nhiên...

Ngắm trăng không hề có một từ thép, một chất liệu thép. Nếu có chăng đây chính là chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng vềánh sáng, hướng về về đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân hoàn toàn tự do về tâm hồn.

Bình luận (1)
HV
11 tháng 3 2019 lúc 12:47

Chất thép được thể hiện rất đa dạng trong tập thơ Nhật kí trong tù

Nhật kí trong tù được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ là một chiến sĩ cộng sản bị quân thù giam hãm trong chốn ngục tù, bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy vậy, Bác vẫn viết được những vần thơ thật tuyệt diệu, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Chất thép trong tập thơ được thể hiện rất đa dạng, phong phú, lúc trực tiếp, lúc gián tiếp, thậm chí có những bài thơ không hề nói đến chuyện chiến đấu, nói chuyện cách mạng nhưng vẫn toát lên tinh thần thép.

+ Trước hết, đọc Nhật kí trong tù ta thấy chất thép thể hiện rất rõ qua những bài thơ đả kích, châm biếm, tố cao kẻ thù. Ví dụ: Các bài Ở Lai Tân, Tiền vào nhà lao, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Gia quyến người bị bắt lính, Chia nước...

+ Chất thép cũng được thể hiện trực tiếp qua những bài thơ nói lên tinh thần, ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù. Từ những bài thơ ấy, người đọc hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha và ý chí, nghị lực vượt lên trên những hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nơi chốn lao tù của người chiến sĩ. (Bài thơ Bốn tháng rồi đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và nghị lực phi thường của Bác. Không ngủ được giải một niềm thương nước, thương dân, băn khoăn về vận nước. Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo là những bài học về việc tu thân luyện trí....)

+ Chất thép trong thơ Bác còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên. Ở những bài thơ này, cái tôi trữ tình của nhà thơ thể hiện với tư cách là một người nghệ sĩ. Đọc những bài thơ ấy, tuy không tiếp xúc với hiện thực cách mạng nhưng ta vẫn thấy rõ được tinh thần, và chí và nghị lưc phi thường của người chiến sĩ cộng sản (tiêu biểu nhất là các bài thơ: Cảnh chiều hôm, Giải đi sớm, Ngắm trăng... )

+ Chất thép còn toát ra từ nụ cười nhẹ nhàng và hóm hỉnh của Bác trước cảnh tù đày lao lí. Ở đấy, con người bị đẩy vào tình trạng sống phi nhân loại về sinh hoạt, thiếu thốn trăm bể. Trước hiện thực đen tối ấy, Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh sống để nở những nụ cười vui (Nói cho vui, Đi Nam Ninh, Ghẻ...)

Có thể nói, chất thép trong Nhật kí trong tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người dọc rất mạnh mẽ.

Phân tích chất thép trong bài thơ Ngắm trăng

Ngắm trăng là một kiệt tác trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ này kết hợp một cách hài hòa giữa cảm xúc trữ tình và chất thép, giữa cổ điển và hiện đại.

+ Đề tài cùa bài thơ rất quen thuộc được thể hiện ngay trong tiêu đề Ngắm trăng. Từ xưa đến nay đã bao người “ngắm trăng’’ và làm thơ về vẻ đẹp huyền diệu của vầng trăng, về mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa trăng và người, nhưng trong tù mà vần ngắm trăng, vẫn làm thơ về trăng thì có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh. Chất thép của bài thơ này được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt ấy.

+ Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản liệt kê. Tác giả viết: "Trong tù không rượu cũng không hoa. Ý thơ tả thực cảnh sống của người tù, ngay cả cơm ăn nước uống còn thiếu, làm gì có nổi rượu và hoa? Nhưng tới câu: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ thì không phải là một việc cố nhiên nữa. Trong nguyên bản câu thơ thứ hai này được thể hiện dưới dạng một câu hỏi: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” (trước cảnh đẹp đêm nay ta biết, là thế nào đây). Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí nhà thơ như vừa tự hỏi mình vừa giãi bày hoàn cảnh với người khách quý. Trong ba yếu tố thưởng nguyệt thì ở đây thiếu tới hai yếu tố (rượu và hoa). Liệu chi bằng mộ một tấm lòng, một tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ có thể thưởng nguyệt dược chăng?

+ Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ tự khách thể hóa, tự tách mình ra để nhìn sự vật sự việc một cách khách quan để miêu tả hai nhân vật: Thi sĩ và vầng trăng trong một mối quan hệ gần gũi, thân thiết.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Theo ý thơ, cả hai nhân vật trữ tình đều rất chủ động trong việc khắc phục, vượt trên hoàn cảnh để đến được với nhau. Người thì hướng về cửa sổ để đón trăng còn trăng thì theo khe cửa mà vào ngắm nhà thơ. Hoạt động của hai nhân vật trữ tình tập trung vào ngôn ngữ không lời của thị giác. Đó chính là cuộc đàm tâm của những người tri kỉ chỉ nhìn nhau, không nói nhưng đã hiểu hết lòng nhau. Nếu để ý kĩ, trước cuộc ngắm trăng, đấy là một người tù (nhân), sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện một nhà thơ (thi gia). Chi tiết này cho ta thấy chất lãng mạn bay bổng của Hồ Chí Minh, một người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng giữ được phong cách ung dung, tự chủ, yêu đời, yêu thiên nhiên...

Ngắm trăng không hề có một từ thép, một chất liệu thép. Nếu có chăng đây chính là chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng vềánh sáng, hướng về về đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân hoàn toàn tự do về tâm hồn.

Bình luận (0)
HV
11 tháng 3 2019 lúc 12:52

Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh. Phong thái của người tù là cốt cách của một tao nhân mặc khách ung dung, tự tại:

"Mặc dù bị trói chân tay,

Chim cu rộn núi, hương bay ngát rừng.

Vui say ai cấm ta đừng,

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu".

(Đi đường)

Thật là rõ ràng, bài thơ "Đi đường" không hề nói chuyện thép, "lên giọng thép" nhưng nó vẫn sáng ngời chất thép. Một làn gió mát, một mùi hương lạ, một tiếng chim rừng, một ánh trăng thu, một tia nắng sớm chiếu vào cửa ngục, một áng mây chiều, một lò than rực hồng nơi xóm núi, tiếng chuông chùa xa, tiếng sáo mục đồng... đều đem đến cho Bác nhiều xúc động. Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" được Bác nói đến bằng những vần thơ đẹp mang phong vị Đường thi, biểu hiện một cách đa dạng và phong phú chất thép hàm chứa trong thơ. Chất thép ấy làm cho "Nhật kí trong tù" có sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và chất thép, giữa màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại. Đúng như Hoàng Trung Thông đã viết:

"Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".

Bài thơ "Vọng nguyệt" trong "Nhật kí trong tù" theo ý của nhiều độc giả là một trong những bài thơ có "tinh thần thép" mà không hề "nói chuyện thép", "lên giọng thép".

Ngắm trăng

"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

(Nam Trân dịch)

Hai câu 1, 2 ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện, vốn là thi sĩ đang sống trong một nghịch cảnh: chân tay bị cùm trói, nằm trong ngục đầy muỗi rệp, bên ngoài cửa ngục là cảnh đêm thu rất đẹp. Người tù lấy làm liếc không có rượu ngon, hoa thơm để ngắm cảnh. Lòng Bác bối rối, xúc động vô cùng.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử xưa nay. "Đêm nay" trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng lòng Bác vẫn dạt dào cảm xúc. Câu thơ nói lên nỗi niềm băn khoăn, bối rối của Bác:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".

Sự tự ý thức về cảnh ngộ ấy đã làm cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Chẳng phải "Vọng nguyệt hoài viễn" hay "Xuân giang hoa nguyệt dạ". "Đăng sơn vọng nguyệt" v.v... như người xưa. Ở đây qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người thả hồn mình theo mảnh trăng thu vời vợi. Ngắm trăng với tất cả tâm hồn và tâm thế "vượt ngục” đích thực. Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ".

Từ chốn tối tăm, chết chóc ngục tù, Bác hướng tới vầng trăng, hướng tới ánh sáng, làm đẹp tâm hồn mình. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng có nét mặt, có ánh mắt, có tâm tư. Cái nhìn của trăng là cái nhìn của tri âm, tri kỉ. Trăng được nhân hóa, từ viễn xứ lọt qua song sắt nhà tù đến thăm nhà thơ: "Nguyệt tòng song khích thi ". Trăng lặng lẽ ngắm nhà thơ mà ái ngại cam động.

Cầu trúc câu thơ đăng đối, cân xứng hài hòa diễn tả cảnh "đối diện đùm tăm" giữa trăng với nhà thơ:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tong song khích khan thi gia”

Ta thấy: "nhân- nguyệt" rồi lại "nguyệt - thi gia" ở hai đầu câu thơ, còn cái song sắt nhà tù thì chắn lạnh ở giữa. Trăng và tù nhân nhìn nhau, tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà ngục. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người đem đến một sự biến đổi kì diệu: tù nhân trở thành thi gia. Lời thơ đẹp, hồn nhiên, ý vị. Đúng là ý tại ngôn ngoại "Vọng nguyệt" thể hiện một tư thế ngắm trăng rất đẹp và hiếm có xưa nay. Tư thế ấy là phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan yêu đời, là tình yêu tự do và yêu thiên nhiên của người chiến sĩ vĩ đại.

"Vọng nguyệt" là một trong những bài thơ trăng tuyệt bút của nhà thơ Hồ Chí Minh. Bác không hề "nói đến thép", "lên giọng thép" mà vạn sáng ngời chất thép. Trong cảnh khổ ải tù đày, Bác vẫn thảnh thơi, ung dung ngắm trăng. Đó là nét vẽ làm rõ thêm nhân cách Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi:

"Ngục tối trái tim cùng cháy lửa

Xích xiềng không khóa nổi lời ca".



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết