Hướng dẫn soạn bài Tức cảnh Pác Pó - Hồ Chí Minh

TH

Phân tích bài thơ TỨC CẢNH PÁC BÓ của Hồ Chí Minh (ngắn nhưng đủ ý cx đc :D)

[Bài thơ nè:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Cuộc đời cách mạng thật là sang.]

TN
22 tháng 1 2019 lúc 21:56

Bác Hồ về nước tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước. Khi đó, tình hình thế giới và trong nước có những biến động vô cùng to lớn (đại thế chiến thứ hai, Pháp lại khủng bố cách mạng dã man, Nhật vào Đông Dương; ở châu Âu, Pháp đầu hàng phát xít Đức..), Bác đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, vạch đường lối cách mạng trong tình hình mới, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh) đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, tranh thủ thời cơ giành độc lập cho Tổ quốc.

Bác sống ở hang Pác Bó (đúng tên là Cấn Bó, nghĩa là đầu nguồn), trong điều kiện sinh hoạt hết sức gian khổ.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: “Nơi ở đầu tiên của Bác tại Pác Bó tuy ẩm lạnh nhưng vẩn là nơi ở tốt nhất. Địa điểm thứ hai là một hốc núi nhỏ ở rất cao và rất sâu trong rừng, bên ngoài chỉ rất ít cành lau. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người (...) Sức khoẻ của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Thức ăn cũng rất thiếu (...)

Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh em khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được...”

Mặc dù sống trong điều kiện gian khổ, hiểm nghèo như vậy nhưng Bác Hồ rất vui. Bác rất vui vì sau bao năm xa nước nay được sống và trực tiếp lãnh đạo phong trào trong nước. Đặc biệt, vì với nhân quan chính trị sắc bén. Người biết rằng thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới, dù cục diện trước mắt còn tất đen tối. “Đối với Nguyễn Ái Quốc và các bạn chiến đấu của Người những ngày tháng ở Pác Bó tựa như những ngày vui bất tận, rực rỡ sắc màu của cảnh chờ đợi những chuyển biến vĩ đại (...) chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc làm việc nhiệt tình như vậy, Người như trẻ ra đến hai, ba chục tuổi.

Bài thơ với bốn câu, có giọng đùa vui hóm hỉnh, đã toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái. Phân tích bài thơ chính là phân tích tìm hiểu niềm vui thoải mái đó, vì đằng sau niềm vui đó là vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ.

Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên, ta có cảm tưởng Bác Hồ sống thật ung dung hoà hợp nhịp nhàng với điệu sông núi rừng:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ ngắt nhịp ở giữa, tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào... Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người sống ở suối, hang ấy thậl đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Câu thơ này, có thể hiểu là: dù chỉ có cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần cách mạng vẫn san sàng. Cách hiểu ấy không sai về mặt ngữ pháp, nhưng e không thích hợp lắm với giọng đùa vui thoải mái của cả bài thơ. Có lẽ nên hiểu là: thức ăn (cháo bẹ, rau măng) thì lúc nào cũng có sẵn đó.

Câu thứ nhất nói về ở, câu thứ hai nói về ăn, câu thứ ba nói về làm việc, cả ba câu đều là thuật tả sinh hoạt vật chất, chỉ đến câu kết mới phát biểu cảm xúc, ý nghĩ.

Hiểu như vậy, sẽ phù hợp với mạch thơ, với kết câu chặt chẽ của bài thơ hơn.

ớ đây ta chú ý cách gieo vần bằng (âm ang), gợi cảm giác mở ra và vang xa, đồng thời tạo nên cái thế vững vàng và cảm giác khoáng đạt của bài thơ. Câu thứ ba vần trắc làm nổi bật lên hình tượng ở trung tâm bài thơ, được đặc tả bằng những nét bút đậm, khoẻ, sinh động:

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Hai chữ “chông chênh” là lừ láy duy nhất của bài thơ, rất tạo hình; ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc, thật khoẻ, gân guốc như cân lại ba câu

Vần bằng vang xa. Đó là hình tượng nhân vật trữ tình được đặt ở trung tâm bài thơ; như vậy con người là chủ thể của thiên nhiên chứ không bị lấn át, hoà lan trong thiên nhiên. Và thật là thú vị, vị “khách lâm tuyền” sống hoà hợp nhịp nhàng với suối, với hang kia, chính là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, đang tựa vào thiên nhiên để hoạt động cải tạo xã hội. Đằng sau cái dáng tạo hình cụ thể của Bác đang ngồi dịch sử Đảng toát lên tư thế lồng lộng của vị lãnh tụ dân tộc, nhà cách mạng vĩ đại - một hình tượng thật đẹp. Bác Hồ đang sáng tạo ra lịch sử nơi “đầu nguồn” - trên cái bối cảnh thiên nhiên, có suối, có rừng... Cảnh tượng ấy, cuộc sống ấy quả thật là đẹp “thật là sang”! Bài thơ kết thúc bằng chừ “sang”, có thể gọi là chữ nhãn tự (chữ mất) đã kết tinh, bật sáng tinh thần toàn bài.

Thơ Bác Hồ vừa rất mực giản dị, song lại rất hàm súc, gợi lên bao ý nghĩa sâu xa; vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại. Bài Tức cảnh Pác Bó là điển hình của hồn thơ, phong cách thơ đó.

Bình luận (0)
VT
23 tháng 1 2019 lúc 9:10

Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh sống là nét đặc điểm nổi bật trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đó đã trở thành một vũ khí để chiến đâu và chiến thắng mọi gian khó và kẻ thù. Thơ tức là người, thơ Bác thể hiện rõ phẩm chất cách mạng cao quý của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ được sáng tác tháng 2 năm 1941 ở núi rừng Pác Bó là một trong rất nhiều bài thơ mang đậm phong cách ấy của Bác :Sáng ra bở suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Thời gian này Bác về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện sống rất kham khổ: ‘Cháo bẹ rau măng’, làm việc thiếu thốn ‘bàn đá chông chênh’, bài thơ tràn ngập niềm vui và dí dỏm của một con người biết vượt lên hoàn cảnh để hướng tới một mục tiêu cao cả, đó là sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Mở đầu bài thơ tứ tuyệt, Bác viết:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ gọn gàng, súc tích, chỉ có bảy chữ mà có cả thời gian, hành động. Thời gian là ‘sáng’, ‘tối’, không gian là ‘bờ suối’, ‘hang’ và trên nền của thời gian, không gian ấy xuất hiện bóng dáng của một người đang miệt mài làm việc. Cái từ ngữ chỉ hành động ‘sáng ra’, ‘tối vào’ gợi cho ta sự liên tưởng ấy. Điểm sáng của câu thơ ởchỗ tác giả rất chú ý đến trật tự của hai vế câu. Nếu nói: ‘tối vào hang, sáng ra bờ suối’ thì trật tự này tạo nên giá trị biểu nghĩa khác. Chất lạc quan vốn là bản tính của con người gang thép ấy nên trật tự tất yếu của câu thơ phải là:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Với trật tự này, cảnh như vận động, không đứng yên, theo quy luật tuần hoàn của thời gian. Vì vậy, ta không lấy làm lạ khi bắt gặp thái độ ‘vẫn sẩn sàng’ của Bác ở câu thơ kế tiếp:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Thơ nói về một khí phách, một thái độ, một nhân sinh quan mà lời thơ vẫn dung dị như lời nói hàng ngày. Đặc điểm của thơ tứ tuyệt là câu, chữ hết sức tiết kiệm và một bài thơ hay đã bật lên được ‘chữ thần’. Cụm từ ‘vẫn sấn sàng’ là điểm sáng của bài thơ.

Câu thơ làm ta liên tưởng đến triết lí sống của người quân tử ngày xưa, ‘quân tử ăn chẳng cần no’. Bác sấn sàng chấp nhận cuộc sống vật chất kham khổ với thái độ vui đùa, cười cợt. Bác coi thường cái gian khổ thậm chí cả những khi thân xác bị đoạ đày đau xót, người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn đùa cợt, dí dỏm. Những bài thơ ‘Pha trò ‘, ‘Ghẻ’, ‘Dây trói’… trong ‘Nhật kí trong tù’ là thái độ ung dung tự tại trước những hoàn cảnh khắc nghiệt với lời thơ hóm hỉnh bất ngờ.

Khác với người xưa: ‘an bần lạc đạo’, Bác Hồ là con người lao động, luôn luôn hành động vì một lí tưởng cao cả:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn những tiện nghi cần thiết, mượn đá làm bàn, bàn đá lại ‘chông chênh’, chi tiết vui, ngộ và đó là một sự vật. Trong cách nhìn sự vật. Bác thường phát hiện những chi tiết ngộ nghĩnh, điều đó biểu hiện một tâm hồn lạc quan.

Bài thơ kết thúc:

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Ngôn ngữ thơ bình dị mà ý thơ thì lớn lao. Nếu điểm sáng của hai câu thơ đầu là thái độ ‘vẫn sấn sàng’ thì sức nặng của bài thơ được dồn vào câu kết, đặc biệt với cụm từ ‘thật là sang! ‘. Đây cũng là một cách nói vui, nói quá lên, chất hài hước đó ta thường gặp trong thơ và trong cuộc sống đời thường của Bác. Chất hài hước này làm cho bài thơ gợi lên niềm lạc quan cách mạng sáng ngời.

Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ thể hiện một đạo lí sống cao đẹp nhưng lời thơ tự nhiên, không một chút vẽ vời hoa mĩ. Giọng điệu thơ rất gần với cách nói hàng ngày, ta có cảm giác Bác không cố ý làm bài thơ nhưng nó cứ đọng lại mãi trong tâm trí ta, sức sống lâu bền của bài thơ chính là chỗ đó.

Bình luận (0)
VT
23 tháng 1 2019 lúc 9:15
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang " ​​​​​​​Câu thơ vừa nói lên việc tổ chức cuộc sống khéo léo vừa nói lên tâm hồn của người đã sống nhịp nhàng cùng khung cảnh ấy, tự tại ung dung.

Tình hình lúc ấy nửa suối, nửa hang đang vươn ra ánh sáng nhưng động lại phải rút ngay vào bí mật, nhìn trên toàn bộ thì hang vẫn là chính, bí mật vẫn là chính và vậy câu thơ phải khép lại băng tối vào hang [...].

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Cuộc sống cụ thể hồi ấy của Bác có biết bao nhiêu chi tiết gian khổ. Nhưng Bác đã bỏ qua, coi gian khổ nhẹ tênh, gian khổ nhẹ nhàng, nhịp nhàng với cảnh sinh hoạt, nhịp lúc đó [...]. Ba chữ vẫn sẵn sàng có người giải thích rau cháo vẫn đầy đủ, có người giải thích khác đi, tinh thần vẫn sẵn sàng rau măng cháo bẹ, câu thơ nói lên tinh thần lạc quan của Bác.

Tôi đã về Pác Bó, không có tấm đá nào như bàn cả, chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn ra bàn. Tình thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Nhưng chông chênh gì thì chông chênh, dựa trên tình hình cách mạng, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử. Dịch là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi, Bác đâu chỉ có dịch, Bác đang viết lịch sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết trong hoàn cảnh lúc Bác đang hoạt động bí mật trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ, Bác phải ngủ trong hang đá, phải dùng phiến đá làm bàn, thức ăn rất thiếu thốn, gạo không có phải thường ăn cháo bẹ với rau măng. Bác bị sốt rét liên miên, nhưng Bác rất vui - cái vui của người đem ánh sáng cách mạng về để giải phóng dân tộc, “gây dựng một sơn hà”.

Mở đầu bài thơ là câu thơ có giọng điệu rất tự nhiên, rất ung dung thoải mái:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Câu thơ là sự khái quát của một cuộc sống đã thành nếp, rất chủ động. Cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo thành thế đối: sáng ra - tối vào. Nếp sống ở đây chủ động và đàng hoàng. Đàng hoàng vì ban ngày Bác làm việc bình thường, tối mới trở về hang để ngủ. Với Bác, còn gì thú vị hơn khi ngày ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên tối mới trở về nhà (hang núi) để nghỉ ngơi và lắng nghe tiếng suối mà có lần ta bắt gặp trong thơ Bác. Chính sự cân đối ở câu thơ thứ nhất đã làm nền cho câu thơ thứ hai xuất hiện:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Nhịp 4/3 là nhịp thông thường trong thơ tứ tuyệt, nhưng ở câu thơ này chuyển thành 2/2 tạo thành một sự đều đặn cùng với hai thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 càng khẳng định thêm điều đó. Câu thơ toát lên một sự yên tâm về cuộc sống vật chất của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ cái vui vì cảnh nghèo [...], câu thơ thứ 3 là một sự chuyển biến đột ngột:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Hai câu nói về chuyện ở, chuyện ăn thong dong bao nhiêu thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn người chiến sĩ cách mạng phải dùng đá làm bàn, lại là “bàn đá chông chênh” với từ láy chông chênh, Bác đã lột tả được điều kiện làm việc rất khó khăn. Công việc càng khó khăn hơn khi đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức không ngừng không nghỉ. Ba tiếng cuối câu sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả nhưng khoẻ khoắn, cương quyết. Như vậy đối với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhất, phải vượt lên trên tất cả mọi khó khăn. Kết thúc bài thơ là một nhận xét bất ngờ thú vị:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu thơ thứ tư là một sự đánh giá bất ngờ và bằng phép loại suy ta có thể khẳng định việc ăn, việc ở không phải là sang, chỉ có việc “dịch sử Đảng” là sang nhất vì nó đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Giọng thơ sảng khoái ngân vang nhờ sử dụng hai thanh bằng ở cuối câu.
Bình luận (0)
TH
23 tháng 1 2019 lúc 17:50

Mk sẽ tick hết :D

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
BQ
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết