Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Các electron chuyển động trong nguyên tử hiđro ở các mức năng lượng khác nhau.
a) Tính năng lượng tương ứng với mức cơ bản của nguyên tử hiđro.
b) Xác định 4 vạch đầu tiên trong dãy Banme trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđro.
c) Tính năng lượng ion hóa của nguyên tử hiđro.
Hạt nhân nguyên tử bismut \(^{212}_{83}Bi\)phóng xà theo kiểu α tạo ra một hạt nhân tali (Tl)
a) Viết phương trình phản ứng hạt nhân thể hiện quá trình phóng xạ đó ( chỉ rõ khối lượn và số điện tích của các hạt nhân trong phản ứng )
b) Tính năng lượng giải phóng ra theo MeV
Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của R. Xác định tên nguyên tố R
b) Với R có phân lớp 3d đã bão hòa, hòa tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích không thay đổi).
- Viết các PTHH và tìm m
- Biết lượng KMnO4 phản ứng vừa đủ, tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng
- Tính pH của dung dịch T. Biết axit H2SO4 có \(K_{a1}=\infty;K_{a2}=10^{-2}\)
Một electron chuyển động trong giếng thế một chiều có thành cao vô hạn
a. Biết elctron ở trạng thái nhất định thì bị kích thích lên trạng thái liền kề và hiệu mức năng lượng của bước chuyển này bằng 3 lần hiệu mức năng lượng giữa trạng thái n=4 và n=3 (\(\Delta E_{43}\)) .Hãy xác định trạng thái đầu của electron
b. Hãy chỉ ra rằng không có bộ hai số lượng tử liền kề nào có hiệu mức năng lượng bằng 2 lần \(\Delta E_{43}\)
Các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được cho bằng công thức: \(E_n=\frac{-13,6}{n^2}\) Khi nguyên tử bị ion hóa thì E = 0
a, Tính năng lượng ứng với mức cơ bản của nguyên tử H
b, Người ta xác nhận rằng có 4 vạch thuộc dãy Balmer trong quang phổ phát xạ của nguyên tử H, các vạch đó ứng với sự nhảy e từ mức năng lượng 3, 4, 5, 6 về mức 2. Tính các độ dài sóng tương ứng
Câu 1. Một hỗn hợp X gồm 2 muối sunfit và hiđrosunfit của cùng một kim loại kiềm
- Cho 43,6 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Chất khí A sinh ra làm mất màu vừa đủ 400 ml dung dịch KMnO4 0,3M
2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O ® 2MnSO4 + 2KHSO4 + H2SO4
- Mặt khác, 43,6 gam hỗn hợp X cũng tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Xác định tên kim loại kiềm? % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X?
b) Cho toàn bộ khí A sinh ra hấp thụ vào 500 gam dung dịch Ba(OH)2 6,84%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được?
c) Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 6,84% tối thiểu dùng để hấp thu toàn bộ lượng khí A nói trên?
Các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được cho bằng công thức:
\(E_n=-\frac{13,6}{n^2}\left(eV\right)\)
Khi nguyên tử bị ion hóa thì E = 0
a, Tính năng lượng ứng với mức cơ bản của nguyên tử H
b, Người ta xác nhận rằng có 4 vạch thuộc dãy Balmer trong quang phổ phát xạ của nguyên tử H, các vạch đó ứng với sự nhảy e từ mức năng lượng 3, 4, 5, 6 về mức 2. Tính các độ dài sóng tương ứng
Một electron chuyển động trong giếng thế một chiều có thành cao vô hạn với bề rộng L. 5 bước sóng hấp thụ dài nhất có thể kích thích electron từ trạng thái kích thích thứ nhất lên các trạng thái kích thích khác cao hơn: \(\lambda_a=80,78nm\) \(\lambda_b=33,66nm\) \(\lambda c=19,23nm\) \(\lambda_d=12,62nm\) \(\lambda e=8,98nm\) Tính giá trị của L