Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

QN

Những cơ hội của Việt Nam khi tham gia Asian, em sẽ làm gì để Việt Nam có vị trí cao hơn trên thị trường quốc tế ?

H24
17 tháng 3 2021 lúc 21:24

Trọng trách kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ toàn cầu như Liên hợp quốc. Với vai trò Chủ tịch luân phiên, Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò ngoại giao tích cực để nâng cao vị thế của ASEAN. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực vận động tất cả các quốc gia thành viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì lợi ích tại khu vực; đưa ra các ý tưởng, xây dựng kế hoạch và mang lại động lực cho các nước ASEAN trong việc đối phó với những thách thức và tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn cầu, giúp mở rộng và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trên trường quốc tế.

Vị trí Chủ tịch ASEAN cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường quan hệ song phương với nước lớn; huy động nguồn lực phát triển đất nước. ASEAN đã thiết lập Quan hệ Đối thoại với 9 nước, 1 tổ chức khu vực (EU) và 1 tổ chức quốc tế (LHQ). Ngoài ra, ASEAN còn lập nhiều quan hệ đối tác ở các mức độ thấp hơn nhưng thực chất, như Đối tác theo lĩnh vực với Pakistan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển; Đối tác phát triển với Đức; hợp tác với các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), MERCOSUR, Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO)..; và đang xem xét gần 30 đề nghị thiết lập quan hệ của các nước và tổ chức trong và ngoài khu vực. Đến nay, ASEAN đã hình thành các khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nga; đối tác toàn diện với EU; đối tác tăng cường với Canada kèm theo các chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể. Trong các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ trì, ASEAN+1 là khuôn khổ chính để Hiệp hội tranh thủ sự ủng hộ chính trị, sự hỗ trợ về nguồn lực và kinh nghiệm của các đối tác cho mục tiêu an ninh và phát triển của ASEAN, trước hết là phát triển Cộng đồng và hội nhập khu vực. Các nước ngày càng coi trọng, tranh thủ vai trò của ASEAN, đồng thời tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng và thiết thực hơn với ASEAN trên nhiều lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội, và hợp tác phát triển.

Với vai trò Chủ tịch, Việt Nam sẽ trực tiếp chủ trì, điều hành 3 tuần lễ lớn gồm Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 4-2020, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị liên quan tháng 7-2020 và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao liên quan tháng 11-2020. Đây sẽ là dịp quan trọng để Việt Nam thể hiện vai trò Chủ tịch, điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN, cũng như tranh thủ thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác song phương với các đối tác cả trong và ngoài ASEAN, trong đó có tất cả các nước lớn. Đây là cơ hội lớn để đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, huy động nguồn lực phát triển và tăng cường hợp tác xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học - công nghệ phục vụ phát triển đất nước. 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
CK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
MB
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết